Vi khuẩn HP: Nên làm gì để ngăn ngừa tái phát?
(Dân trí) - Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn HP rất dễ tái phát. Đáng lo ngại là dù người bệnh đã được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn HP và trải qua quá trình loại bỏ vi khuẩn thành công nhưng vẫn có nguy cơ tái nhiễm cao.
23,5% vi khuẩn HP tái xuất hiện trong dạ dày
HP là viết tắt của Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn có thể xâm nhập và sống trong đường tiêu hóa. Hầu hết những người có bệnh lý về dạ dày như viêm loét, chảy máu dạ dày,... có nhiễm khuẩn HP đều có nguy cơ cao mắc các tổn thương dạ dày nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị ung thư.
Theo thống kê, ở Việt Nam, trung bình 11 tháng sau khi diệt HP, vi khuẩn HP tái xuất hiện trong dạ dày với tỷ lệ 23,5%. Trong đó, tỷ lệ tái nhiễm (tái nhiễm - reinfection: đã điều trị khỏi hoàn toàn nhưng sau đó lại nhiễm mới) là 9,7%; tỷ lệ tái phát là 13,8% (tái phát- recrudescence: là tình trạng khi dùng thuốc diệt HP vi khuẩn giảm về mặt số lượng, với các phương pháp phát hiện hiện nay không còn phát hiện được H.P tại dạ dày nhưng sau đó các vi khuẩn lại nhân lên và có thể tìm thấy).
Theo bác sĩ Phạm Thái Sơn, Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chia sẻ, vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày - tá tràng và cũng có thể gây ung thư. Tuy nhiên không phải trường hợp nào được phát hiện cũng cần phải điều trị.
Người bệnh cần điều trị HP khi có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như: yếu tố đầu tiên đó là gen (di truyền gen ung thư dạ dày); yếu tố thứ hai là những tổn thương nặng (xuất hiện ổ loét, viêm teo, dị sản ruột,...). Vì thế muốn biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có câu trả lời chính xác nhất.
Theo thống kê, ở Việt Nam, trung bình 11 tháng sau khi diệt HP hoàn toàn, vi khuẩn HP có thể tái xuất hiện trong dạ dày với tỷ lệ 23,5% (Ảnh: Freepik).Vì sao vi khuẩn HP lại dễ tái phát?
Bác sĩ Sơn cho hay, hiện nay, việc điều trị vi khuẩn HP rất khó khăn, tỷ lệ tái phát cũng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh chỉ dùng thuốc đến khi thấy triệu chứng giảm hoặc tự ý mua kháng sinh khác về điều trị dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị chưa được dứt điểm, bệnh dễ dàng tái phát.
Nguyên nhân thứ hai là do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng đồ ăn mặn, chua cay, uống nhiều rượu bia, ăn uống không đúng giờ thì việc điều trị sẽ trở về con số 0.
Nguyên nhân tiếp theo là do tái phát qua các con đường lây nhiễm như: miệng- miệng, dạ dày - miệng, phân - miệng. Vi khuẩn HP luôn tồn tại trong tuyến nước bọt, phân của người bị bệnh… Vì thế, thói quen ăn chung của người Việt dễ làm lây nhiễm HP.
Nguyên nhân cuối cùng là do tình trạng kháng kháng sinh cao. Vi khuẩn HP trước đây rất nhạy cảm với kháng sinh nên dễ tiêu diệt với tỷ lệ diệt thành công cao. Ngày nay, tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức khá nghiêm trọng. Điều này gây ra khó khăn và cản trở lớn trong quá trình điều trị vi khuẩn HP.
Chuyên gia đưa lời khuyên ngăn ngừa vi khuẩn HP tái phát
Trước thực trạng này, bác sĩ Sơn cho biết hiện nay tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc rất nhiều. Để nhận biết vi khuẩn HP kháng thuốc, người bệnh phải thực hiện kháng sinh đồ. Khi đã có kết luận chính xác về vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ lên phác đồ chuyên biệt tùy theo độ tuổi, sức khỏe, tiền sử của từng bệnh nhân. Đơn thuốc đặc hiệu dành cho từng người giúp đảm bảo mức độ hiệu quả loại bỏ HP và hạn chế HP kháng thuốc.
Tại chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong số ít các cơ sở thực hiện kháng sinh đồ nuôi cấy, xác định vi khuẩn HP dạ dày kháng thuốc. Từ đó loại bỏ vi khuẩn này trong 14 ngày.
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh (Ảnh: TCI).Bên cạnh đó, bác sĩ Sơn cho biết thêm, hiệu quả điều trị HP dạ dày không chỉ liên quan đến việc sử dụng thuốc mà còn phụ thuộc nhiều vào thói quen sống của người bệnh. Để điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát HP dạ dày, người bệnh nên tuân thủ lối sống lành mạnh.
Người bệnh nên ngủ sớm, nghỉ ngơi đầy đủ; giảm tình trạng căng thẳng, kiểm soát stress; kiêng các loại bia rượu, cà phê, nước có gas, chất kích thích…. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, cay nóng, chứa nhiều axit (chanh, cam, quýt…). Người bệnh nên bổ sung nhiều rau củ phù hợp (bông cải xanh, ớt chuông, cải bó xôi,...), các sản phẩm sữa lên men (sữa chua, sữa chua uống,..) và một số loại trái cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao (táo, dâu tây, mâm xôi,...).
"Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh nên nhanh chóng điều trị sớm. Với chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải tuân thủ và phối hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt, tránh nguy cơ tái nhiễm HP hoặc biến chứng nguy hiểm hơn", bác sĩ Sơn nhấn mạnh.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và thiết bị hiện đại. Chuyên khoa Tiêu hóa, khoa Thăm dò chức năng - Nội soi TCI thực hiện nuôi cấy vi khuẩn HP bằng kháng sinh đồ, giúp loại bỏ vi khuẩn HP hiệu quả, hạn chế kháng thuốc.
Bên cạnh đó, nơi đây còn triển khai các phương pháp nội soi tiêu hóa - phương pháp tốt nhất để phát hiện các bệnh dạ dày, đại tràng gồm nội soi thường quy ánh sáng trắng, nội soi NBI dải tần ánh sáng hẹp, đặc biệt là công nghệ MCU (triển khai tại cơ sở 286 Thụy Khuê) phát hiện và xử lý ung thư sớm đường tiêu hóa trong 1 ngày.
Bên cạnh đó, TCI ứng dụng các công nghệ khám chữa bệnh hiện đại như: chụp cắt lớp MSCT đa dãy, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm đàn hồi mô, hệ thống xét nghiệm bằng robot Power Express,... giúp chẩn đoán chính xác các bệnh đường tiêu hóa.
TCI dành tặng ưu đãi 40% công nội soi dạ dày - đại tràng khi đăng ký từ hai người trở lên, 35% khi đăng ký một người. Bên cạnh đó, TCI miễn phí phát thuốc làm sạch đại tràng tại nhà đối với các khách hàng trong bán kính 15km. Chương trình áp dụng tại cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Thông tin chi tiết liên hệ:
Website: https://benhvienthucuc.vn/noi-soi-tieu-hoa-ung-dung-cong-nghe-dot-pha/
Tổng đài tư vấn: 1900 55 88 92
Đăng thảo luận