UBND tỉnh Quảng Nam đã có đánh giá về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, trong năm 2023, chỉ số DTI chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đạt 95,26%, xếp hạng mức độ chuyển đổi số vị trí số 1 của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nhằm hướng đến kinh tế số, xã hội số và cuối cùng là triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới NTM thông minh.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác chuyển đổi số của ngành nông nghiệp trong thời gian tới. PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã có cuộc chia sẻ với Dân Việt về chuyển đổi số trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H
Ông có thể chia sẻ về việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Quảng Nam thời gian qua như thế nào?
Ông Hồ Quang Bửu: UBND tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Nam định hướng đến năm 2030; ngành nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.
Theo đó, trong công tác chỉ đạo, điều hành, CĐS ngành nông nghiệp được triển khai dựa trên các quan điểm như, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nông sản và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đặc biệt ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn, khuyến khích thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp nhằm tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và PTNT về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường… phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp.
UBND tỉnh Quảng Nam đã có đánh giá về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, trong năm 2023, chỉ số DTI chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đạt 95,26%, xếp hạng mức độ chuyển đổi số vị trí số 1 của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nhằm hướng đến kinh tế số, xã hội số và cuối cùng là triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới NTM thông minh. Trong ảnh, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam giới thiệu sản phẩm nông nghiệp với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: T.H
Xác định chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xâydựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Bắt nhịp cùng với cả nước, từ năm 2020, tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng loạt các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, với thực trạng sản xuất nông nghiệp như hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất; công nghệ bảo quản và các phương pháp chế biến tiên tiến….
Phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm như, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu; công tác quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh trong nông nghiệp từ khâu nguyên liệu - bảo quản - tiêu thụ; hoạt động sản xuất theo hướng chuỗi giá trị, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Việc triển khai chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt cơ chế khuyến khích phát triển HTX, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn …. vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Cùng với đó, qui mô sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, sản lượng thấp. Các chủ thể sản xuất chưa sẵn sàng để công khai, minh bạch thông tin về qui trình sản xuất, chất lượng nông sản…
Từ thực trạng nêu trên, có thể nói, đây chính là thách thức cho ngành nông nghiệp trong việc thực hiện CĐS, đặc biệt ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ và phân phối nông sản. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu triển khai chương trình CĐS, đặc biệt là phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình máy bơm nước bằng điện năng lượng mặt trời được nông dân Quảng Nam ưu chuộng dùng vào phát triển nông nghiệp, hướng tới một mô hình nông nghiệp xanh, tiến tiến. Ảnh: CTV
Đã xác định nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng nông thôn là chủ thể, trung tâm để thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, để tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong kinh tế nông nghiệp, cần tập trung nguồn lực hỗ trợ vào nhóm doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có tiềm năng thực hiện phát triển kinh tế số nông nghiệp; đối tượng sản xuất là nông sản chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP; tập trung cho xã, huyện phấn đấu về đích NTM nâng cao và kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ngành nông nghiệp Quảng Nam đứng đầu trong việc chuyển đổi số. Việc triển khai CĐS trong nông nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung ở Quảng Nam có thật sự là thật chất hay là mang tính "lấy điểm" xong rồi lại để "mất điểm"?
Ông Hồ Quang Bửu: Chuyển đổi số đang là vấn đề khá mới mẻ, trong khi đó tiềm năng, nguồn lực ngành nông nghiệp Quảng Nam vẫn còn rất hạn chế; năng lực CĐS bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; con người; cơ chế, chính sách, thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Do đó, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, tỉnh Quảng Nam đã xác định tập trung chú trọng vào, chuyển đổi, nâng cao nhận thức chuyển đổi số; lựa chọn ứng dụng công nghệ số phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; thể chế, nguồn lực tài chính để thực hiện CĐS; phát triển hạ tầng số, nền tảng số; dữ liệu số; nhân lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Hướng tới xã hội số, kinh tế số, nông nghiệp số, người dân Quảng Nam đang triển khai, áp dụng hình thức không dùng tiền mặt khi đi mua hàng hóa. Ảnh: CTV
Theo đó, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn đến như sau.
Thứ nhất, xây dựng và phát triển nền tảng phục vụ chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn; thứ hai là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ then chốt cần tổ chức triển khai thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số và cuối cùng là triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới NTM thông minh…
Khi thực hiện được như vậy, thiết nghĩ sẽ dần thay đổi được nền nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, thụ động sang nền nông nghiệp phát triển bền vững, hiện đại thích ứng linh hoạt với thị trường. Bên cạnh đó, cùng với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025.
Trong chuyển đổi số, tỉnh Quảng Nam có gặp khó khăn như thế nào?
Ông Hồ Quang Bửu: Hiện nay, do chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá đối với dịch vụ chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích nên việc triển khai thực hiện đề án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.
Bên cạnh đó, một số thôn chưa được phủ sóng 3G, 4G, hầu hết nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, đây là các khu vực địa hình khó khăn, ít người. Việc đầu tư hạ tầng viễn thông là do doanh nghiệp viễn thông đầu tư theo kế hoạch phát triển kinh doanh và từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Ở các khu vực miền núi việc đầu tư hạ tầng viễn thông còn hạn chế vì phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nông dân Quảng Nam áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trồng trọt. Trong ảnh, một hộ nông dân Tiên Phước dùng hệ thống tưới cây ăn quả tự động. Ảnh: N.H
Trong thời gian qua, các tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập, triển khai được xem là những "cánh tay nối dài" của chính quyền địa phương nhằm hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các nội dung về chuyển đổi số. Hiện, các tổ này chủ yếu vẫn hoạt động trên tinh thần tự nguyện, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động…
Thời gian tới, tỉnh Quảng Nam quyết liệt như thế nào trong SĐC giúp các sản phẩm nông nghiệp, OCOP, sản phẩm khởi nghiệp phát triển mạnh trên thị trường trong và quốc tế?
Ông Hồ Quang Bửu: Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2022.
Theo đó, giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Hiệp hội liên quan, địa phương xây dựng hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt thương mại điện tử, thanh toán số cho các nông sản chủ lực, nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP.
UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Hiệp hội liên quan, địa phương xây dựng hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt thương mại điện tử, thanh toán số cho các nông sản chủ lực, nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H
Ngoài ra, còn triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở NN&PTNT hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản đặc biệt nông sản chủ lực, đặc hữu, sản phẩm OCOP.
Hướng dẫn tiêu chí đánh giá, phân hạng chọn nông sản, sản phẩm OCOP để tham gia hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, quốc gia; hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, qui định về truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản.
Cuối cùng là tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp phát triển kinh tế số hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Xin cảm ơn ông./.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận