Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự thảo Luật PPP được đề xuất nhiều điểm mới đối với hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

BOT trên đường hiện hữu: Lối ra cho nhiều trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng  第1张

Dự án BOT cầu Bình Lợi triển khai không thuận lợi, nay phải chờ nhà nước mua lại - Ảnh: LÊ PHAN

Thông tin trên có tại tờ trình dự thảo lấy ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.

Lý do bổ sung BOT trên đường hiện hữu

Theo nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2017, các dự án đường bộ đầu tư theo hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

Trên cơ sở đó, Luật PPP (có hiệu lực năm 2021) quy định không áp dụng loại hợp đồng thu phí trực tiếp từ người sử dụng (hợp đồng BOT) đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu.

TIN LIÊN QUAN
  • BOT trên đường hiện hữu: Lối ra cho nhiều trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng  第2张

    Tính toán làm đường trên cao 5 dự án BOT hiện hữu ở TP.HCM

  • BOT trên đường hiện hữu: Lối ra cho nhiều trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng  第3张

    Chủ BOT Quảng Nam 'khóc' vì phải trả lãi 14 tỉ, thu phí chỉ 6 tỉ

  • BOT trên đường hiện hữu: Lối ra cho nhiều trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng  第4张

    Đề xuất miễn phí qua BOT Phú Hữu cho xe rác, xe đưa rước...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực tiễn triển khai ở một số địa phương cho thấy nhiều tuyến đường trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng cần mở rộng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ngân sách địa phương không đảm bảo được nhu cầu huy động đầu tư mở rộng các tuyến đường này.

Trong khi đó, hiện nay nghị quyết số 98 đã cho phép TP.HCM áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao.

Chính sách này cũng được quy định tại Luật Đường bộ năm 2024. Trong đó, cho phép áp dụng loại hợp đồng BOT đối với các dự án đường bộ cao tốc hiện hữu hoặc đường bộ đang khai thác được cải tạo, nâng cấp thành đường cao tốc nhưng phải bảo đảm quyền lựa chọn của người sử dụng.

Do vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần xem xét sửa đổi quy định tại khoản 4 điều 45 Luật PPP theo hướng cho phép áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng với đường sẵn có, đang khai thác, trừ trường hợp đường hiện hữu là lựa chọn duy nhất của người dân.

Trong trường hợp dự án thực hiện tại công trình có tác động trực tiếp tới cộng đồng cư dân phải được đánh giá tác động, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng bị tác động thông qua HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư trước khi phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.

BOT trên đường hiện hữu: Lối ra cho nhiều trục chính, cửa ngõ, kết nối vùng  第5张

Nhiều dự án BOT được đầu tư nhưng không hiệu quả, vẫn cứ phải “sống lây lất” gây lãng phí nguồn lực, khó khăn cho doanh nghiệp và Nhà nước phải tham gia “giải cứu” - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Tăng tỉ lệ vốn nhà nước ở dự án BOT

Hiện nay, một số dự án đang được chuẩn bị đầu tư nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho một số vùng miền còn khó khăn.

Các dự án này có nhu cầu vận tải giai đoạn đầu chưa cao nên cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn để đảm bảo tính khả thi khi thu hút đầu tư theo phương thức PPP. Trong khi đó, một số dự án chỉ tính riêng chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư đã vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

  • Thu phí BOT Phú Hữu: Người dân và doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị miễn, giảm

  • Đề nghị sớm xác lập quyền sở hữu toàn dân với BOT mở rộng quốc lộ 51

  • TP.HCM yêu cầu khẩn trương khắc phục bất cập ở BOT Phú Hữu

Do vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về tỉ lệ vốn tối đa của Nhà nước tham gia dự án PPP theo hướng cho phép Thủ tướng, HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP cao hơn 50% nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án thuộc một trong các trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, thời gian qua có một số trường hợp cần phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và cũng cần Nhà nước chi trả một phần chi phí với nhà đầu tư để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên.

Tuy nhiên, quy định tại Luật PPP hiện không cho phép bố trí vốn nhà nước để chi trả trong trường hợp này.

Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định để bổ sung trường hợp được sử dụng vốn nhà nước để chi trả khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đồng thời làm rõ nguồn thanh toán và trình tự, thủ tục tương ứng, bảo đảm có cơ sở pháp lý rõ ràng để thanh toán cho các nhà đầu tư.