TPO - Khi lực lượng liên minh gồm 3 nhóm vũ trang nổi dậy Myanmar giành được một vùng rộng lớn gần khu vực biên giới giáp Trung Quốc, Bắc Kinh có nỗi lo khác.  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第1张

Lực lượng nổi dậy huấn luyện quân ở Karen, Myanmar. (Ảnh: Reuters)

Sau 1 năm, lực lượng nổi dậy đã đẩy quân đội Myanmar ra khỏi một vùng rộng lớn quan trọng ở biên giới, để từ đó chuẩn bị tiến vào trung tâm của Myanmar.

Để ứng phó, Trung Quốc đóng cửa biên giới và dừng xuất khẩu hàng hóa sang khu vực mà lực lượng nổi dậy kiểm soát. Các nhà phân tích cho rằng mục đích của bước đi này là để ngăn cản phe nổi dậy tiếp tục tấn công, nhất là vào thủ đô văn hóa Mandalay.

Dù ban đầu ủng hộ Liên minh Ba huynh đệ dẹp nạn tội phạm hoành hành ở vùng biên giới, Bắc Kinh ngày càng cảm thấy bất an khi chính quyền quân sự Myanmar suy giảm quyền lực, trong khi Trung Quốc vẫn coi quân đội Myanmar là lực lượng bảo đảm ổn định ở quốc gia láng giềng, hai nhà phân tích chuyên theo dõi quan hệ Myanmar – Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc cũng lo ngại về sức mạnh của các nhóm nổi dậy và mối quan hệ với Chính phủ Thống nhất quốc gia (trong bóng tối) được Mỹ ủng hộ, một nhà phân tích cho biết.

Hồi tháng 8, liên minh nổi dậy giành được thị trấn Lashio ở vùng đông bắc, lần đầu tiên kiểm soát được một bộ chỉ huy quân sự cấp vùng trong lịch sử Myanmar.

Chính quyền quân sự Myanmar nói với Reuters rằng họ đang hợp tác với Bắc Kinh để bảo đảm ổn định và pháp quyền ở khu vực biên giới, và sẽ không chấp nhận những đòi hỏi của lực lượng nổi dậy mà họ gọi là “khủng bố có vũ trang”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết tình hình bằng phương pháp chính trị”, tuyên bố nêu rõ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh “kiên quyết phản đối sự hỗn loạn và chiến tranh ở Myanmar” và thúc giục các bên liên quan “cùng nỗ lực giải quyết ổn thỏa tình hình” gần biên giới.

Tuần trước, lãnh sự quán Trung Quốc ở Myanmar bị hư hỏng một phần sau khi bị tấn công bằng thiết bị nổ.

Ngăn chặn bước ngoặt

Các nhóm nổi dậy muốn tiếp tục tiến lên từ động lực mà họ đã tạo ra và tiến vào Mandalay. Từ đó, họ chỉ còn cách thủ đô Naypyidaw 300km.

Zhu Jiangming, một chuyên gia về an ninh quốc tế, cho biết Bắc Kinh phản đối kế hoạch như vậy.

“Mandalay là thành phố lớn thứ hai ở Myanmar, giống như thành phố Thượng Hải của Trung Quốc”, ông Zhu nói. Nhà nghiên cứu này cho rằng Mandalay sẽ tạo nên bước ngoặt trong cuộc xung đột mà Bắc Kinh sẽ cố ngăn chặn.

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc không muốn chính quyền quân sự Myanmar sụp đổ, sợ rằng tình hình rối loạn dọc biên giới chung dài khoảng 2.000km sẽ tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư.

Zheng Gang, nhà phân tích tại Quỹ Nghiên cứu phát triển và cải cách CITIC ở Trung Quốc, cho rằng tình hình bất ổn lớn ở Myanmar sẽ có lợi cho các đối thủ của Trung Quốc như Mỹ và Nhật Bản.

Bắc Kinh tham gia dàn xếp thỏa thuận ngừng bắn giữa một số lực lượng vũ trang sắc tộc với chính quyền quân sự vào tháng 1 năm nay, nhưng không thể chấm dứt chiến sự.

Không lâu sau khi bộ chỉ huy quân sự vùng ở thị trấn biên giới Lashio thất thủ vào tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sang gặp lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing.

Tại cuộc gặp, ông Vương Nghị cho biết Bắc Kinh “phản đối hỗn loạn và xung đột”, đồng thời thúc giục chính quyền quân sự “bảo vệ người và các dự án của Trung Quốc”. Cuối tháng đó, quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở khu vực biên giới với Myanmar.

Để gây sức ép với Liên minh Ba huynh đệ, Trung Quốc đóng các cửa khẩu biên giới, dừng cung cấp hàng hóa, kể cả hàng y tế, vào khu vực mà lực lượng nổi dậy kiểm soát, ông Maung Saungkha, lãnh đạo của một lực lượng ủng hộ liên minh nổi dậy, cho biết.

Tháng 9 vừa qua, MNDAA - lực lượng có quan hệ từ lâu với Trung Quốc, tuyên bố sẽ không hợp tác với các nhóm đồng minh để mở rộng địa bàn nữa, cũng sẽ không tham gia hay hợp tác với “các nước” phản đối Trung Quốc hay Myanmar. MNDAA khẳng định sẵn sàng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn theo đề xuất của Trung Quốc.

Cuối tháng đó, chính quyền quân sự mời các lực lượng nổi dậy đàm phán hòa bình. Đề xuất mà họ đưa ra nhanh chóng bị các lãnh đạo nổi dậy như ông Maung Saungkha gạt bỏ, cho rằng việc Trung Quốc ủng hộ tiến trình đàm phán này có thể dẫn đến một cuộc bầu cử không như họ mong muốn.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Chính phủ Thống nhất quốc gia cho rằng Trung Quốc đang cố gây chia rẽ trong liên minh nổi dậy. Bắc Kinh thúc giục một số nhóm dừng chiến đấu với quân đội và dừng hợp tác với Chính phủ Thống nhất quốc gia.

Jason Tower, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu hòa bình ở Washington, cho rằng việc tấn công vào Mandalay sẽ khiến Liên minh Ba huynh đệ khó duy trì đoàn kết và giữ quan hệ với Trung Quốc. Ông tin rằng việc cố gắng thử giành lấy Mandalay khi không giữ được sự đoàn kết giữa các lực lượng sẽ là hành động rủi ro đối với phe nổi dậy.

 Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第2张 Trung Quốc lên án vụ tấn công vào lãnh sự quán ở Myanmar 21/10/2024  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第3张 Quân đội Trung Quốc tuần tra vùng biên giới giáp Myanmar 26/08/2024  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第4张 Trung Quốc cam kết hỗ trợ Myanmar tổ chức bầu cử 15/08/2024 Bình Giang Theo Reuters Xem nhiều

Thế giới

Thủ đô của Ukraine bị không kích trong bốn tiếng đồng hồ

Thế giới

Xung đột Nga - Ukraine ngày 25/10: Đoàn xe của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga bị tấn công ở Chechnya

Thế giới

Quân đội Ukraine ở tỉnh Kursk không hề hay biết bị bao vây

Thế giới

Israel kết thúc chiến dịch đáp trả Iran sau 3 đợt tấn công

Người lính

Nga tập kích trung tâm điều hành máy bay không người lái của Ukraine bằng bom FAB-3000
Tin liên quan  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第5张

Quân đội Myanmar rút khỏi cứ điểm giáp Trung Quốc, nhiều sĩ quan cấp cao bị quân nổi dậy bắt giữ

 Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第6张

Ngoại trưởng Trung Quốc sang Myanmar bàn về tình hình biên giới

MỚI - NÓNG  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第7张
Tổng thống Mỹ Biden xin lỗi thổ dân da đỏ
Thế giới TPO - Tổng thống Joe Biden xin lỗi về vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc điều hành các trường nội trú, nơi ngược đãi trẻ em người da đỏ bản địa trong hơn 150 năm trước đây.  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第8张
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình chỉ định đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Công an tỉnh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.  Nỗi lo của Trung Quốc ở Myanmar 第9张
Hơn 370 ứng viên tham dự kì sát hạch kiểm định viên chất lượng giáo dục
Giáo dục TPO - Kì sát hạch kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm năm 2024 có 372 ứng viên đến từ các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục, cơ quan bộ, Chính phủ  tham dự.