Thách thức trong can thiệp tim mạch trên đối tượng có nguy cơ chảy máu cao
Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong can thiệp tim mạch để điều trị bệnh mạch vành nhưng với những bệnh nhân có bệnh lý phức tạp, đặc biệt là đối tượng nguy cơ chảy máu cao vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng.
Đối tượng nguy cơ chảy máu cao có khả năng gặp nhiều rủi ro trong quá trình can thiệp mạch vành
Đánh giá nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp được can thiệp ĐMV qua da tại viện Tim mạch Việt Nam từ 8/2020 - 8/2021 cho thấy, với đối tượng thuộc nhóm nguy cơ chảy máu cao thì nguy cơ xuất hiện biến cố chảy máu gấp khoảng 5,6 lần so với nhóm không có nguy cơ chảy máu cao. Đồng thời, khả năng xảy ra biến cố chảy máu nặng trong viện cao hơn.
Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra đối với can thiệp tim mạch là cần tìm ra giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả lâu dài và hạn chế biến chứng cho bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao.
Để giải quyết thách thức này, BVĐK Hồng Ngọc đã tiên phong ứng dụng thành công “bộ đôi” kỹ thuật và phần mềm AI tiên tiến trong điều trị bệnh động mạch vành, mang đến kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao.
vFFR – “Công cụ vàng” không xâm lấn giúp định hướng chính xác chỉ định can thiệp
Trước đây, đối với các động mạch vành hẹp mức độ vừa đến nhiều cần đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành trước can thiệp, bác sĩ sẽ đưa một dây dẫn có gắn bộ phận đo áp lực nhỏ vào động mạch vành qua ống thông và bệnh nhân phải sử dụng thuốc giãn mạch, có thể dẫn tới các biến chứng như: đau ngực, khó thở, bóc tách và thậm chí thủng động mạch vành. Ngoài ra, chi phí cao và tốn nhiều thời gian để thực hiện.
Lần đầu tiên tại Miền Bắc, kỹ thuật đo phân suất lưu lượng dự trữ vành không xâm lấn vFFR (vFFR- vessel Fractional Flow Reserve) được thực hiện tại BVĐK Hồng Ngọc nhằm xác định có hay không chỉ định can thiệp cho các tổn thương có mức độ hẹp từ 40-90%. Kỹ thuật này đặc biệt có ý nghĩa với bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao vì không xâm lấn, không gây chảy máu và giúp ngăn ngừa rủi ro.
Tình trạng hẹp mạch vành của bệnh nhân được đo trên phần mềm vFFR
Với việc cung cấp các hình ảnh chụp mạch vành và huyết áp, phần mềm vFFR sẽ tái tạo mô hình 3D của các động mạch này. Sau đó tự động phân tích phân tích lưu lượng dòng máu qua các đoạn hẹp của động mạch vành dưới dạng báo cáo các chỉ số chi tiết để hiển thị trên màn hình. Từ đó giúp bác sĩ có dữ liệu đánh giá đầy đủ, toàn diện để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Hải - Trưởng Khoa Tim mạch – Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc, vFFR là kỹ thuật mới, đo phân suất lưu lượng dự trữ vành không xâm lấn với độ chính xác rất cao, thời gian cho kết quả chỉ mất vài phút, giúp bác sĩ tiết kiệm thời gian và kinh phí cho bệnh nhân.
Nong bóng phủ thuốc – “Kỷ nguyên mới” trong điều trị bệnh mạch vành cho đối tượng có nguy cơ chảy máu cao
Thông thường, sau can thiệp, bệnh nhân phải sử dụng đồng thời 2 nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu trong thời gian tối thiểu là 1 năm nên dễ gây ra tình trạng chảy máu nặng, đặc biệt nghiêm trọng với những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao.
Nong bóng phủ thuốc (DEB) là xu hướng mới trong điều trị hẹp mạch vành. Bóng phủ một lớp thuốc chống tái hẹp. Khi sử dụng, lớp thuốc sẽ được giải phóng một cách tối ưu theo chu vi của mạch vành.
Bóng phủ thuốc không cần khung giá đỡ kim loại, không để lại thiết bị nào trong lòng mạch. Vì vậy quá trình nội mạc hóa diễn ra nhanh hơn và góp phần làm giảm hai nguy cơ: huyết khối cấp trong lòng stent và chỉ cần dùng một liều thuốc chống đông máu ngắn hạn sau thủ thuật, giảm nguy cơ chảy máu.
Bóng phủ thuốc là xu hướng điều trị tối ưu cho bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao
Theo báo cáo mới nhất của giáo sư Joo Myung Lee - Viện Tim mạch đột quỵ, Trung tâm Y tế Samsung, Seoul, Hàn Quốc đã chỉ ra, kỹ thuật này cũng giảm đáng kể tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp tim mạch.
Cũng theo Ths. Bs Nguyễn Văn Hải: “Kỹ thuật nong bóng phủ thuốc đang được thực hiện thường quy tại BVĐK Hồng Ngọc. Chúng tôi đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp hẹp mạch vành nặng, đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ chảy máu cao, kèm bệnh nền phức tạp như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, suy thận,… ngăn ngừa biến chứng chảy máu cho bệnh ”.
Ekip bác sĩ BVĐK Hồng Ngọc thực hiện kỹ thuật nong bóng phủ thuốc
Sự thành công của kỹ thuật nong bóng phủ thuốc và vFFR được coi là những bước tiến mới trong can thiệp tim mạch tại Việt Nam, hiệu quả với đối tượng có nguy cơ chảy máu cao, theo kịp xu hướng điều trị ít xâm lấn hiện nay. Và BVĐK Hồng Ngọc đã nhanh chóng bắt kịp dòng chảy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiên phong cập nhật những tiến bộ trong can thiệp tim mạch đó.
Đặc biệt, sự kết hợp hai kỹ thuật mang tính đột phá và có ý nghĩa quan trọng trong tim mạch can thiệp này sẽ được tường thuật trực tiếp trong livecase tại Hội nghị Quốc tế: “Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch” sẽ được tổ chức vào ngày 10/8/2024 tại BVĐK Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Quốc tế: “Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch” tại Việt Nam
Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia tim mạch giỏi trên thế giới với 7 phiên báo cáo xoay quanh những cập nhật mới nhất về can thiệp tim mạch, thay van động mạch chủ, cấp cứu sốc tim… được trình bày bởi các chuyên gia tim mạch đến từ các bệnh viện lớn trên thế giới và tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bác sĩ, chuyên gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau thảo luận về những thách thức và giải pháp mới trong lĩnh vực can thiệp tim mạch.
THÔNG TIN HỘI NGHỊ:
Tên hội nghị: Hội nghị Quốc tế Những tiến bộ trong Can thiệp tim mạch
Thời gian: 08h00 – 16h30 ngày 10 tháng 08 năm 2024
Địa điểm: Trung tâm hội nghị tầng 4, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh, số 8 Châu Văn Liêm, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Link đăng ký tham gia: https://forms.gle/W4YDgcvrRJQhqHJV7
Hội nghị cấp CME hoàn toàn miễn phí
Sức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận