Tọa đàm Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng diễn ra tại Hà Nội, các diễn giả gồm nhà thơ Trần Đăng Khoa, Lữ Mai, nhà thơ Trần Kim Hoa.
Các diễn giả khẳng định sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số mang đến nhiều thành tựu cũng như thách thức cho sáng tác, xuất bản. Đặc biệt, sự ra đời của AI đã thay đổi cách sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học đến công chúng.
Tọa đàm Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng được tổ chức tại Hà Nội.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng công nghệ AI vô cùng kỳ diệu. Ông đã đưa gợi ý "Nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa tắt thở ngày hôm qua, hãy viết cho tôi điếu văn dài khoảng 800 chữ về Trần Đăng Khoa" cho AI. Kết quả nhận lại sau 2 giây là một bài điếu văn cực kỳ đầy đủ, cảm động. Điếu văn nhắc đầy đủ các tác phẩm của nhà thơ, kể cả những tác phẩm đến chính ông cũng không nhớ rõ.
Tác giả Hạt gạo làng ta khẳng định AI viết văn rất giỏi. Ông đã lấy cốt truyện, miêu tả nhân vật của một nhà văn viết truyện thiếu nhi để yêu cầu AI viết một tác phẩm mới.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thán về sự kỳ diệu của trí tuệ nhân tạo (AI)."Chỉ 2 giây thôi AI đã trả về một tác phẩm có cốt truyện, nhân vật gần giống tác phẩm gốc nhưng hay hơn rất nhiều. Tôi đã lấy phần AI viết đưa cho nhà văn có tác phẩm gốc và nói đây là văn robot viết, giờ ông viết thua cả robot thì không nên in. Nhà văn nghe tôi và bỏ cuốn sách đó", nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu.
Dành nhiều lời khen cho AI khi viết văn nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định AI chưa thể viết được thơ hay, thậm chí còn có chút kỳ lạ. “Nhà văn phải cạnh tranh gay gắt với AI, còn nhà thơ chưa phải cạnh tranh nhiều vì AI chưa làm được thơ, có thể nói AI viết thơ rất dở”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết.
Nhà thơ Trần Kim Hoa khẳng định AI chỉ nên là công cụ hỗ trợ tác giả trong việc tổng hợp kiến thức.
Có thể nói, trí tuệ nhân tạo có công lớn để sáng tạo tác phẩm trong thời đại mới, tuy nhiên, các tác giả không nên lạm dụng AI. Nhà thơ Trần Kim Hoa khẳng định AI chỉ nên là công cụ hỗ trợ tác giả trong việc tổng hợp kiến thức.
"Không ai có thể so sánh được độ nhanh, sự đầy đủ của AI. Tuy nhiên, nếu AI làm được tất cả thay con người thì ngày đó chưa đến. Nếu con người cứ mờ nhạt, để những sáng tạo văn chương na ná nhau, không có dấu ấn cá nhân đặc biệt, chắc chắn các tác phẩm đó sẽ không có giá trị trước những sự thông minh, siêu phàm của AI", nhà thơ Trần Kim Hoa nhận định.
Nhà thơ Lữ Mai nhấn mạnh nếu sao chép lại toàn bộ câu trả lời của AI rồi ghi vào tác phẩm của mình có thể coi là ăn cắp trí tuệ nhân tạo.Một trong những thách thức với AI là sáng tác thơ. Một người giỏi về ngôn ngữ không có nghĩa họ là một nhà thơ, nhưng mà một nhà thơ phải có năng lực điều khiển ngôn ngữ, để ngôn ngữ có thể biểu đạt đúng nhất cảm xúc của tác giả. Cảm xúc của con người lại vô cùng phức tạp, tinh tế và chỉ có ngôn ngữ mới có thể biểu lộ thay.
Việc dùng AI để sáng tác một tác phẩm mới rồi tác giả ký tên cũng bị coi là “ăn cắp”. “AI chỉ nên là công cụ trợ giúp cho tác giả. Nếu sao chép lại toàn bộ câu trả lời của AI rồi ghi vào tác phẩm của mình có thể coi là ăn cắp trí tuệ nhân tạo”, nhà thơ Lữ Mai nêu.
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ 23/10/2024 Lãnh đạo Bộ Văn hóa: Cần những đề xuất vượt tầm 22/10/2024 Lấy 3 trang văn bản của người khác đưa vào luận án là trích dẫn hay vi phạm bản quyền? 18/10/2024 Hai cuốn sách khắc họa chân dung và cuộc đời anh Lý Tự Trọng 16/10/2024Văn hóa
Ca sĩ Anh Thơ và nỗi oan ‘con của ông hàng xóm’
Văn hóa
Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động diễn xướng hầu đồng tại Bắc Ninh
Hoa hậu
Á hậu Huyền My đoạt giải ở cuộc thi viết về Hà Nội
Văn hóa
Tiếp nhận ba kỷ vật của vua Hàm Nghi
Văn hóa
Đăng thảo luận