Theo nhà phát triển, cùng với tên lửa Cheonryong và tên lửa hành trình Taurus của Đức, tên lửa này sẽ giúp Hàn Quốc tăng cường khả năng tác chiến trên không.
Nếu như các tên lửa không đối đất khác bay ở tốc độ cận âm (700 đến 1.100 km/h) khiến chúng dễ bị đối phương phát hiện và đánh chặn thì tên lửa siêu thanh mới được trang bị động cơ phản lực, cho phép đạt tốc độ khoảng Mach 2,5 (3.000 km) và tầm bắn lên tới 300 km.
Thời gian từ khi phóng đến khi tấn công mất khoảng 5 phút, giúp giảm đáng kể thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ đối phương. Tên lửa này cũng dự kiến sẽ tích hợp công nghệ tàng hình, khiến radar đối phương khó phát hiện hơn.
Các chuyên gia Hàn Quốc đang cân nhắc khả năng lắp đặt cả đầu tự dẫn chủ động và đầu tự dẫn quang điện kết hợp đầu dò hồng ngoại cho tên lửa mới.
Tên lửa không đối đất siêu thanh trình làng tại triển lãm hàng không lần này chưa phải là phiên bản hoàn thiện.
Theo thông tin do Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc công bố, tên lửa này được phát triển trong giai đoạn 2022 - 2026. Vào năm 2025, nhà phát triển dự kiến sẽ tiến hành ba cuộc thử nghiệm để xác nhận đặc tính của tên lửa và khắc phục các vấn đề có thể xảy ra.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 đóng vai trò là nền tảng thử nghiệm và việc tích hợp hệ thống sẽ do Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) thực hiện.
Ukraine bố trí 10 hệ thống tên lửa Patriot bảo vệ sân bay quốc tế Zhuliany Kiev 28/10/2024 Iran đứng trước lựa chọn khó khăn sau cuộc tấn công của Israel 28/10/2024 Theo Army Recognition Xem nhiềuNgười lính
Ukraine bố trí 10 hệ thống tên lửa Patriot bảo vệ sân bay quốc tế Zhuliany Kiev
Người lính
Chiến đấu trong lòng đất: Quân đội Mỹ cần phải học hỏi kinh nghiệm Israel
Người lính
Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang
Người lính
Ngày đêm chống buôn lậu qua biên giới mùa nước nổi
Người lính
Đăng thảo luận