Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Zimbabwe (ZimParks) ngày 13-9 thông báo nước này sẽ xẻ thịt 200 con voi trong bối cảnh quốc gia miền Nam châu Phi đang phải đối mặt đợt hạn hán chưa từng có.

Xẻ thịt 200 con voi để cứu đói?  第1张

Voi ở Zimbabwe

Hạn hán dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực. Quyết định này cũng sẽ giúp Zimbabwe giải quyết tình trạng gia tăng nhanh chóng của quần thể động vật này.

Phát biểu với báo giới, Tổng giám đốc cơ quan quản lý động vật hoang dã ZimParks Fulton Mangwanya cho biết 200 con voi nói trên sẽ bị săn bắn ở những khu vực mà chúng đã xung đột với con người, bao gồm cả Hwange - nơi có khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất của Zimbabwe.

Lý do Zimbabwe dự kiến xẻ thịt 200 con voi

Trước đó, trong ngày 11-9, Bộ trưởng Môi trường Zimbabwe đã phát biểu trước quốc hội rằng nước này "có nhiều voi hơn mức cần thiết", đồng thời thông báo chính phủ đã chỉ thị cho ZimParks bắt đầu quá trình săn bắn.

Là nơi sinh sống của khoảng 100.000 con voi, Zimbabwe hiện là quốc gia có quần thể voi lớn thứ hai thế giới sau Botswana.

TIN LIÊN QUAN
  • Xẻ thịt 200 con voi để cứu đói?  第2张

    Tòa án Mỹ: Voi Happy không phải con người

  • Xẻ thịt 200 con voi để cứu đói?  第3张

    Không có chuyện đặt tượng voi đá ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

  • Xẻ thịt 200 con voi để cứu đói?  第4张

    Trung Quốc sơ tán 150.000 dân để 'đón' đàn voi 'về nhà' sau 1 năm rưỡi lang thang

Theo ZimParks, tại Hwange hiện có 65.000 con voi sinh sống, nhiều gấp 4 lần sức chứa của khu bảo tồn này. Lần gần nhất Zimbabwe buộc phải săn bắt voi là vào năm 1988.

Nước láng giềng Namibia cũng đang triển khai kế hoạch săn bắn hơn 700 con voi làm thực phẩm để đối phó tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Zimbabwe và Namibia là hai trong số những quốc gia ở miền Nam châu Phi đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán. 

Mặc dù vậy, quyết định săn bắn động vật để làm thực phẩm không được hoan nghênh trên diện rộng.

Ông Farai Maguwu - giám đốc Trung tâm quản lý tài nguyên thiên nhiên phi lợi nhuận - nhấn mạnh:

"Chính phủ phải có các phương pháp thân thiện với môi trường bền vững hơn để đối phó với hạn hán mà không ảnh hưởng đến du lịch. Họ có nguy cơ từ chối du khách vì lý do đạo đức. Voi còn sống mang lại lợi nhuận cao hơn so với khi chết".

Tuy nhiên, ông Chris Brown - một nhà bảo tồn, đồng thời là giám đốc điều hành của Phòng Môi trường Namibia - cho rằng "voi có thể tàn phá môi trường sống nếu chúng gia tăng quy mô liên tục, theo cấp số nhân".

Chuyên gia này cho biết: "Chúng thực sự gây tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường sống. Chúng có tác động rất lớn đến các loài khác ít mang tính biểu tượng hơn. Những loài vật này cũng quan trọng như loài voi".