Vì những phát ngôn tục tĩu, phản cảm, miệt thị, xúc phạm người khác trong nhóm kín, có không ít người phải 'ăn' trái đắng.

Rapper Negav và nhóm 3.000 thành viên: Khi kín không còn  第1张

Rapper Negav dính lùm xùm khi có những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng

Một khảo sát cuối năm ngoái của Microsoft cho thấy Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số thấp nhất về văn minh trên không gian mạng (DCI). Đó là một số liệu chẳng có gì mà tự hào.

Nhóm kín... 3.000 thành viên

Những ngày qua, tài khoản Dang Thanh An (rapper Negav) trở thành tâm điểm của showbiz sau khi tuyên bố "mẹ có thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa?" trước 20.000 khán giả có mặt trong concert Anh trai say hi cuối tháng qua.

Dường như "ghét thì ghét cả đường đi lối về", dân mạng tiếp tục "truy ra" loạt bài viết và bình luận tục tĩu, không đúng chuẩn mực, thậm chí phản cảm của Negav trong Hội Khăn giấy ướt.

TIN LIÊN QUAN
  • Rapper Negav và nhóm 3.000 thành viên: Khi kín không còn  第2张

    Rapper đừng để bị gọi là 'rácper'

  • Rapper Negav và nhóm 3.000 thành viên: Khi kín không còn  第3张

    Rapper B Ray bị nhắc nhở nghiêm khắc về những phát ngôn gây bức xúc

Đây là một nhóm kín 18+ gồm khoảng 3.000 thành viên, chứa những lời đùa cợt cũng như các câu nói văng tục, chửi bậy liên quan đến tình dục, dấy lên tranh cãi về vấn nạn quấy rối tình dục trên không gian mạng.

Vụ việc khiến Negav trước mắt gặp nhiều bất lợi: "bay màu" trên một sàn thương mại điện tử, các nhãn hàng hủy hợp đồng quảng cáo, bị rút khỏi chương trình.

Dù rapper đã lên tiếng xin lỗi tới 4 lần nhưng khán giả vẫn chưa hết giận.

Đáng nói nhóm kín này có mặt nhiều nghệ sĩ khác như Trung Quân, Orange, Tùng Maru, Rum, Huỳnh Tú...

Khi vụ việc của Negav bị phanh phui, các nghệ sĩ này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo. Ca sĩ Trung Quân phải lên tiếng xin lỗi vì đã để "trò đùa quá khứ" trở thành câu chuyện tiêu cực gây phiền phức đến khán giả.

Khi kín không còn kín nữa

Đây không phải là lần đầu tiên một nhóm kín dính "phốt". Cùng với thế giới phẳng, nhiều nhóm kín không còn kín nữa, kéo theo đó bao nhiêu hệ lụy.

Tháng 10 năm ngoái, ca sĩ Đinh Trang chia sẻ những tin nhắn trong nhóm kín Operaphilia gồm 33 thành viên (đều là sinh viên các trường nhạc, nghệ sĩ nhạc thính phòng) đã "đã lạnh lùng mổ xẻ thân xác, giọng hát sau sinh", "bàn luận, đánh giá, mỉa mai" cô.

  • Khánh Vân lên tiếng xin lỗi việc trưởng nhóm fan club nói xấu nghệ sĩ

  • Cha mẹ và Hồ Văn Cường yêu cầu điều tra việc bị lộ thông tin nói xấu ca sĩ Phi Nhung

Trong số đó có ba ca sĩ trẻ từng được Đinh Trang "tư vấn, dạy dỗ, dựng bài" để tham gia cuộc thi Sao Mai 2022 gồm Lan Quỳnh, Minh Mẫn, Hà My - ba ca sĩ trẻ của dòng nhạc thính phòng. Trong đó, Lan Quỳnh từng là quán quân dòng nhạc thính phòng tại cuộc thi này.

Chưa hết, nhóm này còn bình phẩm, đánh giá về một số nghệ sĩ khác như NSND Quang Thọ, NSND Thanh Hoa, Lan Anh, Đào Tố Loan, Phạm Khánh Ngọc, Nguyễn Bảo Yến...

Có lẽ ở đâu đó vẫn đang tồn tại những phòng chat kín, nhóm kín... giống các nhóm kể trên. Hẳn nhiều người chưa quên vụ phòng chat thứ N và bê bối Burning Sun làm chấn động cả Hàn Quốc, tới bây giờ vẫn là hai vết nhơ khó gột rửa.

Những người dùng này "nệ" vào chữ "nhóm kín", "nhóm riêng tư", ở trong "bóng tối" mặc sức bình phẩm, chê bai, xúc phạm, bỡn cợt người khác; sử dụng cả những phát ngôn tục tĩu, phản cảm vì cho rằng sẽ không bị "bắt bài", góp phần tạo ra cục diện xấu xí cho không gian mạng ở Việt Nam.

Nhưng có cái gì là kín trong thời đại Internet? Hơn nữa, có lẽ họ quên mất dù kín hay mở thì khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội, bất cứ ai cũng phải tuân thủ nguyên tắc của cộng đồng.

Các nhóm kín, nhóm riêng tư không phải là tấm thẻ kim bài "miễn" tội cho những người thiếu hiểu biết về pháp luật mặc sức "hoành hành", muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.