(Dân trí) - Sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) xảy ra khi các con sông của miền Bắc dâng cao kỷ lục vì bão lũ. 10 người đã gặp nạn và 8 nạn nhân hiện vẫn chưa được tìm thấy.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第1张

10h02, giây 20 - 21 - 22.

- "Ui ui ui, may quá, lùi lùi lùi".

Đó là khoảnh khắc được ghi lại bởi camera giám sát từ một ô tô con vào ngày 9/9, khi chiếc xế hộp vừa bắt đầu lên nhịp đầu tiên của cầu Phong Châu, phía huyện Tam Nông đi huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

Từ giây thứ 23, 2 nhịp cầu Phong Châu sụp đổ ngay trước mắt những người trên xe, kéo theo 10 người dân, 6 xe máy, 3 ô tô rơi xuống dòng sông Hồng đang chảy xiết do lũ.

Khoảnh khắc may mắn của người này, cũng chính là tích tắc đen đủi của những nạn nhân trên.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Khoảnh khắc trước ngưỡng "cửa tử" (Ảnh: Cắt từ clip).

Thoát chết thần kỳ

Trong 10 nạn nhân rơi cùng 2 nhịp cầu Phong Châu, có 3 người ngay sau đó đã "thoát chết". Đó là 2 thanh niên may mắn rơi nhưng lại "kẹt" ở chiếc trụ của cầu, và ông Phan Trường Sơn (50 tuổi, trú huyện Tam Nông, Phú Thọ) với nỗ lực phi thường, cố gắng bám víu vào thân cây chuối ở bên bờ rồi được cứu vớt bởi người dân.

7 nạn nhân còn lại, nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 56 tuổi, vẫn "bặt vô âm tín", mặc cho mực nước sông Hồng đã rút, cũng như dòng chảy đã "nhẹ nhàng" hơn.

Là một người may mắn "thoát chết" khác, anh Phạm Duy Lĩnh (36 tuổi, thị trấn Thanh Thủy) điều khiển ô tô đi vượt qua cầu Phong Châu ngay trước khi cầu sập. Nghe tiếng "uỳnh", qua gương chiếu hậu, người tài xế thấy đuôi của chiếc xe tải rơi xuống sông và nhận ra, chỉ chậm vài giây, anh và người cháu trên xe đã gặp nạn.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Phần cầu Phong Châu còn sót lại (Ảnh: Hải Nam).

Nhìn xuống dòng nước chảy cuồn cuộn, anh Lĩnh và những người vừa thoát chết run cầm cập, cảm tạ tổ tiên, trời đất. Xung quanh, không ít người gần như bật khóc, ngồi bệt xuống đường hoảng loạn vì vừa đi qua nhịp cầu bị sập chỉ vài bước chân.

Trong khoảnh khắc đó, anh Lĩnh và những người khác khi nhìn xuống dòng nước lũ cuồn cuộn, đã thấy nhiều người và phương tiện giao thông bị cuốn đi.

Quay lại ông Sơn, ngay sau khi được giải cứu, người đàn ông này lập tức được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tam Nông để cấp cứu, theo dõi, điều trị.

Trước ống kính phóng viên và sau đó là sự thăm hỏi của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang, ông Sơn dường như chưa "hoàn hồn". Ánh mắt của người đàn ông 50 tuổi bị sự sợ hãi xâm chiếm.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Anh Phan Trường Sơn kể lại thời điểm cầu Phong Châu bị sập (Ảnh: Hữu Nghị).

Nhớ lại, ông Sơn không hiểu "chuyện gì xảy ra", khi chỉ trong vài giây, ông đang trên cầu Phong Châu để về nhà thì rơi xuống sông Hồng.

Trong khoảnh khắc nghĩ rằng bản thân có thể sẽ không bao giờ còn được về tổ ấm, được gặp lại vợ con, gia đình, ông Sơn vớ được một thân chuối. Ngụp lặn ở ranh giới sinh - tử, ông Sơn gặp được ân nhân sau khi bị dòng nước lũ cuốn đi 4-5km.

Người hùng

Anh Ngô Văn Khanh, 26 tuổi, ở khu 5 Hương Nộn, huyện Tam Nông, cùng em trai là Ngô Quốc Trung chính là người đã giành giật ông Sơn từ "lưỡi hái tử thần".

Sau những tiếng hét "cầu sập rồi!" của người dân, anh Khanh hòa vào dòng người theo dõi sự cố. Quan sát xung quanh, anh Khanh thấy dòng nước xiết đục ngầu đang cuốn theo nhiều cây gỗ và rác.

Nhưng vài phút sau, nam thanh niên 26 tuổi phát hiện một người đàn ông đang cố gắng bám víu vào một thân cây, chới với vật lộn giữa dòng nước lũ. Đó chính là ông Phan Trường Sơn.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Anh Ngô Văn Khanh (Ảnh: Nguyễn Hải).

Thấy ông Sơn kêu cứu, anh Khanh không suy nghĩ nhiều, lập tức chạy ra lấy xuồng máy của gia đình, cùng em trai chèo ra giữa dòng nước xiết để tiếp cận người bị nạn. Hành động này của 2 nam thanh niên có thể coi là sự bộc phát, xuất phát từ lòng dũng cảm, thương người cũng như sự liều lĩnh.

Giữa dòng nước xiết, anh em Khanh điều khiển xuồng một cách chật vật, khó khăn từ bờ đến vị trí cứu ông Sơn ở khoảng cách 400-500m.

Khi kéo được nạn nhân lên xuồng, anh Khanh thấy ông Sơn đã chi chít các vết thương lớn nhỏ, cùng với đó là sự hoảng loạn, run rẩy.

4 ngày sau hành động trên, Tỉnh đoàn Phú Thọ đã trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Ngô Văn Khanh và Bằng khen cho anh Ngô Quốc Trung.

Bí thư Tỉnh đoàn Phú Thọ Bùi Đức Giang nhận xét hành động của 2 anh em anh Khanh là dũng cảm, mưu trí, không ngại hiểm nguy cứu người gặp nạn, góp phần lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.

Sự nỗ lực của các cấp, chính quyền

Trước sự cố "chưa từng có tiền lệ" nhưng hậu quả thì vô cùng nghiêm trọng, tỉnh Phú Thọ đã lập tức triển khai những công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả, rà soát những nguy hiểm tiềm tàng...

Tại hiện trường ngay sau khi cầu Phong Châu sập, hàng trăm người thuộc công an, quân đội, y tế... dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn tỉnh Phú Thọ đã phong tỏa hiện trường, lên phương án tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

2 tiếng sau vụ việc, Thủ tướng ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), đồng thời chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai công tác khắc phục sự cố, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Cầu phao và trang thiết bị của Binh chủng Công binh tập kết tại xã Hương Nộn, chuẩn bị sẵn sàng lắp đặt (Ảnh: Nguyễn Hải).

Cùng ngày, tỉnh Phú Thọ cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà và Tứ Mỹ, để lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát, sửa chữa lại 2 cây cầu, tránh xảy ra sự cố tương tự cầu Phong Châu.

Tuy nhiên, những động thái của lực lượng chức năng các cấp gặp khó khăn khi đối diện với dòng nước lũ chảy xiết. Với tốc độ dòng chảy quá cao, công tác tìm kiếm nạn nhân, trục vớt các phương tiện gặp nạn không thể triển khai.

Rạng sáng 10/9, Lữ đoàn Công binh vượt sông 249 Binh chủng Công binh (Bộ Quốc phòng) mang theo cầu phao, "hành quân" đến khu 5 Hương Nộn tập kết các trang thiết bị.

Để đảm bảo nhu cầu lưu thông của người dân, nhà chức trách quyết định sẽ lắp cầu phao bắc qua sông Hồng, thay thế tạm thời cầu Phong Châu. Dù vậy, đến sáng 15/9, nhiệm vụ này vẫn chưa thể thực hiện do điều kiện thời tiết, thủy văn, tốc độ dòng chảy... chưa đảm bảo an toàn.

Trước đó, ngày 14/9, Thiếu tướng Nguyễn Đình Hoàn (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an) dẫn đầu đoàn công tác của Cục đã có những chỉ đạo, yêu cầu các lực lượng ở hiện trường chuẩn bị, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, các phương án, kế hoạch để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Những hy vọng mong manh

6 ngày kể từ khi vợ chồng anh trai Lương Xuân Thành (56 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) và Nguyễn Thị Hường (48 tuổi, vợ ông Thành) gặp nạn khi đi qua cầu Phong Châu, bà Lương Thị Sáu (55 tuổi) vẫn kiên trì cùng người thân đi dọc sông Hồng từ khu vực cầu Phong Châu về hạ lưu hơn 40km để tìm kiếm người thân.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Bà Lương Thị Sáu ngóng tin tức về vợ chồng anh trai (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ngồi cách chân cầu Phong Châu khoảng 300m, bà Sáu hướng mắt về phía lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân tại phần dầm cầu bị sập. Thỉnh thoảng, bà lại hỏi cảnh sát về tình hình, kết quả cứu nạn.

Tuy nhiên, mỗi lần nghe câu trả lời từ các chiến sĩ là một lần bà Sáu thêm tuyệt vọng, suy sụp và "hai tay ôm chặt đầu".

Tương tự bà Sáu, từ ngày 9/9 đến nay, gia đình bà Dương Thị Hoa thay phiên nhau túc trực ở chân cầu Phong Châu để tìm kiếm, nghe ngóng thông tin về em trai là Dương Công Chiến (43 tuổi, trú xã Dân Quyền, huyện Tam Nông).

Thấy nước sông Hồng rút, dòng chảy bớt xiết, cũng như những hoạt động tìm kiếm của lực lượng chức năng, bà Hoa được tiếp thêm chút niềm tin về việc tìm được em trai. Dù, thứ bà Hoa muốn giờ đây chỉ là thân xác của anh Chiến để "đưa về chôn cất".

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张

Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm bên bờ sông Hồng (Ảnh: Hải Nam).

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng Ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn và công tác Phòng thủ dân sự tỉnh Phú Thọ, nhận định trong các phương tiện chìm dưới lòng sông có thể có người mắc kẹt bên trong.

Các đơn vị chức năng trong tỉnh đang huy động các phà có cần cẩu đủ khả năng trục vớt ô tô đang chìm dưới lòng sông.

Theo Đại tá Cương, quá trình trục vớt phương tiện dưới lòng sông chỉ diễn ra khi lưu tốc, dòng xoáy dòng chảy cho phép.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第2张Xã hội

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh

(Dân trí) - Sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) xảy ra khi các con sông của miền Bắc dâng cao kỷ lục vì bão lũ. 10 người đã gặp nạn và 8 nạn nhân hiện vẫn chưa được tìm thấy.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第1张

10h02, giây 20 - 21 - 22.

- "Ui ui ui, may quá, lùi lùi lùi".

Đó là khoảnh khắc được ghi lại bởi camera giám sát từ một ô tô con vào ngày 9/9, khi chiếc xế hộp vừa bắt đầu lên nhịp đầu tiên của cầu Phong Châu, phía huyện Tam Nông đi huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

Từ giây thứ 23, 2 nhịp cầu Phong Châu sụp đổ ngay trước mắt những người trên xe, kéo theo 10 người dân, 6 xe máy, 3 ô tô rơi xuống dòng sông Hồng đang chảy xiết do lũ.

Khoảnh khắc may mắn của người này, cũng chính là tích tắc đen đủi của những nạn nhân trên.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第11张

Khoảnh khắc trước ngưỡng "cửa tử" (Ảnh: Cắt từ clip).

Thoát chết thần kỳ

Trong 10 nạn nhân rơi cùng 2 nhịp cầu Phong Châu, có 3 người ngay sau đó đã "thoát chết". Đó là 2 thanh niên may mắn rơi nhưng lại "kẹt" ở chiếc trụ của cầu, và ông Phan Trường Sơn (50 tuổi, trú huyện Tam Nông, Phú Thọ) với nỗ lực phi thường, cố gắng bám víu vào thân cây chuối ở bên bờ rồi được cứu vớt bởi người dân.

7 nạn nhân còn lại, nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 56 tuổi, vẫn "bặt vô âm tín", mặc cho mực nước sông Hồng đã rút, cũng như dòng chảy đã "nhẹ nhàng" hơn.

Là một người may mắn "thoát chết" khác, anh Phạm Duy Lĩnh (36 tuổi, thị trấn Thanh Thủy) điều khiển ô tô đi vượt qua cầu Phong Châu ngay trước khi cầu sập. Nghe tiếng "uỳnh", qua gương chiếu hậu, người tài xế thấy đuôi của chiếc xe tải rơi xuống sông và nhận ra, chỉ chậm vài giây, anh và người cháu trên xe đã gặp nạn.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第12张

Phần cầu Phong Châu còn sót lại (Ảnh: Hải Nam).

Nhìn xuống dòng nước chảy cuồn cuộn, anh Lĩnh và những người vừa thoát chết run cầm cập, cảm tạ tổ tiên, trời đất. Xung quanh, không ít người gần như bật khóc, ngồi bệt xuống đường hoảng loạn vì vừa đi qua nhịp cầu bị sập chỉ vài bước chân.

Trong khoảnh khắc đó, anh Lĩnh và những người khác khi nhìn xuống dòng nước lũ cuồn cuộn, đã thấy nhiều người và phương tiện giao thông bị cuốn đi.

Quay lại ông Sơn, ngay sau khi được giải cứu, người đàn ông này lập tức được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tam Nông để cấp cứu, theo dõi, điều trị.

Trước ống kính phóng viên và sau đó là sự thăm hỏi của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang, ông Sơn dường như chưa "hoàn hồn". Ánh mắt của người đàn ông 50 tuổi bị sự sợ hãi xâm chiếm.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第13张

Anh Phan Trường Sơn kể lại thời điểm cầu Phong Châu bị sập (Ảnh: Hữu Nghị).

Nhớ lại, ông Sơn không hiểu "chuyện gì xảy ra", khi chỉ trong vài giây, ông đang trên cầu Phong Châu để về nhà thì rơi xuống sông Hồng.

Trong khoảnh khắc nghĩ rằng bản thân có thể sẽ không bao giờ còn được về tổ ấm, được gặp lại vợ con, gia đình, ông Sơn vớ được một thân chuối. Ngụp lặn ở ranh giới sinh - tử, ông Sơn gặp được ân nhân sau khi bị dòng nước lũ cuốn đi 4-5km.

Người hùng

Anh Ngô Văn Khanh, 26 tuổi, ở khu 5 Hương Nộn, huyện Tam Nông, cùng em trai là Ngô Quốc Trung chính là người đã giành giật ông Sơn từ "lưỡi hái tử thần".

Sau những tiếng hét "cầu sập rồi!" của người dân, anh Khanh hòa vào dòng người theo dõi sự cố. Quan sát xung quanh, anh Khanh thấy dòng nước xiết đục ngầu đang cuốn theo nhiều cây gỗ và rác.

Nhưng vài phút sau, nam thanh niên 26 tuổi phát hiện một người đàn ông đang cố gắng bám víu vào một thân cây, chới với vật lộn giữa dòng nước lũ. Đó chính là ông Phan Trường Sơn.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第14张

Anh Ngô Văn Khanh (Ảnh: Nguyễn Hải).

Thấy ông Sơn kêu cứu, anh Khanh không suy nghĩ nhiều, lập tức chạy ra lấy xuồng máy của gia đình, cùng em trai chèo ra giữa dòng nước xiết để tiếp cận người bị nạn. Hành động này của 2 nam thanh niên có thể coi là sự bộc phát, xuất phát từ lòng dũng cảm, thương người cũng như sự liều lĩnh.

Giữa dòng nước xiết, anh em Khanh điều khiển xuồng một cách chật vật, khó khăn từ bờ đến vị trí cứu ông Sơn ở khoảng cách 400-500m.

Khi kéo được nạn nhân lên xuồng, anh Khanh thấy ông Sơn đã chi chít các vết thương lớn nhỏ, cùng với đó là sự hoảng loạn, run rẩy.

4 ngày sau hành động trên, Tỉnh đoàn Phú Thọ đã trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Ngô Văn Khanh và Bằng khen cho anh Ngô Quốc Trung.

Bí thư Tỉnh đoàn Phú Thọ Bùi Đức Giang nhận xét hành động của 2 anh em anh Khanh là dũng cảm, mưu trí, không ngại hiểm nguy cứu người gặp nạn, góp phần lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.

Sự nỗ lực của các cấp, chính quyền

Trước sự cố "chưa từng có tiền lệ" nhưng hậu quả thì vô cùng nghiêm trọng, tỉnh Phú Thọ đã lập tức triển khai những công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả, rà soát những nguy hiểm tiềm tàng...

Tại hiện trường ngay sau khi cầu Phong Châu sập, hàng trăm người thuộc công an, quân đội, y tế... dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn tỉnh Phú Thọ đã phong tỏa hiện trường, lên phương án tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

2 tiếng sau vụ việc, Thủ tướng ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), đồng thời chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai công tác khắc phục sự cố, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第15张

Cầu phao và trang thiết bị của Binh chủng Công binh tập kết tại xã Hương Nộn, chuẩn bị sẵn sàng lắp đặt (Ảnh: Nguyễn Hải).

Cùng ngày, tỉnh Phú Thọ cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà và Tứ Mỹ, để lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát, sửa chữa lại 2 cây cầu, tránh xảy ra sự cố tương tự cầu Phong Châu.

Tuy nhiên, những động thái của lực lượng chức năng các cấp gặp khó khăn khi đối diện với dòng nước lũ chảy xiết. Với tốc độ dòng chảy quá cao, công tác tìm kiếm nạn nhân, trục vớt các phương tiện gặp nạn không thể triển khai.

Rạng sáng 10/9, Lữ đoàn Công binh vượt sông 249 Binh chủng Công binh (Bộ Quốc phòng) mang theo cầu phao, "hành quân" đến khu 5 Hương Nộn tập kết các trang thiết bị.

Để đảm bảo nhu cầu lưu thông của người dân, nhà chức trách quyết định sẽ lắp cầu phao bắc qua sông Hồng, thay thế tạm thời cầu Phong Châu. Dù vậy, đến sáng 15/9, nhiệm vụ này vẫn chưa thể thực hiện do điều kiện thời tiết, thủy văn, tốc độ dòng chảy... chưa đảm bảo an toàn.

Trước đó, ngày 14/9, Thiếu tướng Nguyễn Đình Hoàn (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an) dẫn đầu đoàn công tác của Cục đã có những chỉ đạo, yêu cầu các lực lượng ở hiện trường chuẩn bị, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, các phương án, kế hoạch để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Những hy vọng mong manh

6 ngày kể từ khi vợ chồng anh trai Lương Xuân Thành (56 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) và Nguyễn Thị Hường (48 tuổi, vợ ông Thành) gặp nạn khi đi qua cầu Phong Châu, bà Lương Thị Sáu (55 tuổi) vẫn kiên trì cùng người thân đi dọc sông Hồng từ khu vực cầu Phong Châu về hạ lưu hơn 40km để tìm kiếm người thân.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第16张

Bà Lương Thị Sáu ngóng tin tức về vợ chồng anh trai (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ngồi cách chân cầu Phong Châu khoảng 300m, bà Sáu hướng mắt về phía lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân tại phần dầm cầu bị sập. Thỉnh thoảng, bà lại hỏi cảnh sát về tình hình, kết quả cứu nạn.

Tuy nhiên, mỗi lần nghe câu trả lời từ các chiến sĩ là một lần bà Sáu thêm tuyệt vọng, suy sụp và "hai tay ôm chặt đầu".

Tương tự bà Sáu, từ ngày 9/9 đến nay, gia đình bà Dương Thị Hoa thay phiên nhau túc trực ở chân cầu Phong Châu để tìm kiếm, nghe ngóng thông tin về em trai là Dương Công Chiến (43 tuổi, trú xã Dân Quyền, huyện Tam Nông).

Thấy nước sông Hồng rút, dòng chảy bớt xiết, cũng như những hoạt động tìm kiếm của lực lượng chức năng, bà Hoa được tiếp thêm chút niềm tin về việc tìm được em trai. Dù, thứ bà Hoa muốn giờ đây chỉ là thân xác của anh Chiến để "đưa về chôn cất".

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第17张

Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm bên bờ sông Hồng (Ảnh: Hải Nam).

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng Ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn và công tác Phòng thủ dân sự tỉnh Phú Thọ, nhận định trong các phương tiện chìm dưới lòng sông có thể có người mắc kẹt bên trong.

Các đơn vị chức năng trong tỉnh đang huy động các phà có cần cẩu đủ khả năng trục vớt ô tô đang chìm dưới lòng sông.

Theo Đại tá Cương, quá trình trục vớt phương tiện dưới lòng sông chỉ diễn ra khi lưu tốc, dòng xoáy dòng chảy cho phép.

Một tuần sau sập cầu Phong Châu: Những hy vọng mong manh  第18张