(Dân trí) - Làm sao để không phải dừng xe giữa đường cao tốc cho trẻ đi vệ sinh, làm gì để "mua vui", dỗ trẻ không quấy khóc, quậy phá trên xe... là những điều các bậc phụ huynh cần quan tâm.
Những chuyến đi xa cùng nhau bằng xe nhà có thể mang lại trải nghiệm đẹp và đáng nhớ không thua gì các chuyến đi nghỉ bằng máy bay. Niềm vui, trải nghiệm thú vị trong những chuyến đi chơi xa bằng xe nhà đến từ việc bạn có thể dừng xe ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào (miễn là tuân thủ luật giao thông), để ngắm cảnh hoặc nghỉ ngơi.
Để chuyến đi vừa có ý nghĩa nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vừa gắn kết các thành viên trong gia đình, không rơi vào tình cảnh cả bố mẹ và con cái đều bẳn gắt, bạn nên có sự chuẩn bị tốt để tất cả mọi người có tâm lý háo hức, đủ đồ ăn thức uống và tâm trạng tốt.
Cùng nhau lên kế hoạch
Hãy nhớ rằng chuyến đi là của cả nhà, bạn đừng giành lấy vai trò lãnh đạo, một mình lên kế hoạch và kỳ vọng tất cả các con sẽ "nghe lời". Thay vào đó, hãy cùng con lên kế hoạch cho chuyến đi, dù bé mới 3 tuổi hay 12 tuổi.
Nếu được tham gia lên sắp xếp lịch trình và tham gia công tác chuẩn bị, trẻ nhỏ sẽ có cảm giác mình quan trọng. Việc này cũng có lợi ích là tạo cơ hội cho trẻ học thêm hoặc thực hành một số kỹ năng, như xem bản đồ, tính toán thời gian, quãng đường, tìm kiếm thông tin... Khi đóng góp công sức, trẻ sẽ có trách nhiệm và hợp tác hơn trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hãy cho trẻ tự chuẩn bị balô đồ dùng cá nhân với cả quần áo, sách truyện và những món đồ chơi yêu thích. Trước khi đi, cha mẹ nên kiểm tra balô để chắc chắn rằng đồ mang theo là phù hợp với việc di chuyển bằng ô tô.
Giá trị lớn nhất mà việc tự lái xe đi chơi xa mang lại là sự tự do, thoải mái, nên khi lên kế hoạch, đừng quá chi tiết và chặt chẽ. Việc cố gắng tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ khiến bạn và các thành viên trong gia đình dễ căng thẳng, dẫn tới cáu gắt khi xuất hiện yếu tố bất ngờ nằm ngoài kế hoạch.
Khi lên lịch trình cho chuyến đi, đừng quên bố trí thật nhiều chặng dừng nghỉ, thay vì chỉ nhăm nhăm "về đích". Hãy nhớ rằng trải nghiệm đến từ cả hành trình, chứ không phải chỉ có ở đích đến. Không chỉ người lái xe mà cả trẻ nhỏ cũng cần nghỉ ngơi, một cơ thể khỏe mạnh mới có thể mang lại tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Với trẻ dưới 5 tuổi, lý tưởng nhất là con sẽ ngủ phần lớn thời gian ở trên xe. Điều đó có nghĩa là bạn cần lên lịch trình dừng nghỉ trước và sau giấc ngủ ngắn của con trên xe. Việc này không đơn giản, cần sự linh hoạt.
Thông thường, cứ đi khoảng 2 tiếng nên dừng nghỉ một lần, hãy dùng ứng dụng Google Maps để tính toán sao cho chỗ dừng xe có thể kết hợp đổ xăng hoặc sạc pin xe điện, ăn uống, đi vệ sinh, thậm chí vui chơi...
Thay vì chỉ nghĩ tới các trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, cây xăng, hoặc quán ăn, bạn có thể cân nhắc cho con vào công viên, khu vui chơi...
An toàn cho trẻ
Nếu con bạn từ 10 tuổi trở xuống, nên sử dụng ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ trên ô tô. Việc này là quy định bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, vì lý do an toàn cho trẻ. Đặt trẻ ngồi trong lòng bố mẹ hoặc để trẻ ngồi một mình trên ghế như người lớn dễ khiến trẻ bị thương nếu xảy ra va chạm trên đường.
Ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ nhỏ trên ô tô được thiết kế ôm trọn phần lưng, giúp giảm thiểu các mối nguy chấn thương cột sống khi ô tô phanh gấp, ôm cua hoặc bị xe khác đâm vào. Hãy dùng loại ghế phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ, lắp đặt và sử dụng đúng cách.
Với trẻ dưới 2 tuổi hoặc dưới 12kg, nên dùng ghế cho trẻ sơ sinh và lắp ghế ở hàng ghế sau và quay lưng ghế về phía trước. Lý do là hệ cơ xương, nhất là vùng cổ, của trẻ trong độ tuổi này còn rất yếu; khi xe phanh gấp hoặc bị đâm đột ngột, đầu trẻ sẽ theo quán tính đổ về phía trước trong khi phần thân được giữ chặt vào lưng ghế phía sau, dễ dẫn tới chấn thương.
Nếu lắp ghế quay mặt về phía sau thì khi xe dừng đột ngột, cả đầu và cổ của trẻ sẽ theo quán tính dính chặt thêm vào lưng ghế.
Khi trẻ đã đạt chiều cao và cân nặng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, có thể lắp ghế quay mặt về phía trước nhưng vẫn lắp ghế ở hàng ghế sau. Trẻ từ 10 tuổi trở lên hoặc có chiều cao từ 1,35m mới được ngồi ở hàng ghế trước; đây cũng là quy định bắt buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2026.
Bạn cũng nên lưu ý mang theo túi y tế gồm có đồ sơ cứu cơ bản và một số loại thuốc dự phòng, như thuốc hạ sốt.
Một bộ đồ sơ cứu cơ bản thường bao gồm: Gạc cuộn và gạc miếng vô trùng, băng dính y tế, băng dán vết thương, băng chun, kéo, panh hoặc nhịp, nhiệt kế, găng tay y tế, dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý, thuốc bôi có chứa kháng sinh...
Vệ sinh và ăn uống cho trẻ
Với trẻ còn đóng bỉm, việc đi vệ sinh ngay trên xe không quá phức tạp, nhưng cha mẹ nên chuẩn bị khăn tắm và một chai nước sạch loại 5 lít hoặc vài chai 1,5 lít để rửa ráy cho trẻ khi khan hiếm nước sạch trên đường đi. Giấy vệ sinh khô và ướt, cùng một ít túi nilon để đựng giấy rác là cần thiết.
Với trẻ không còn dùng bỉm, khi tới các điểm dừng nghỉ, hãy nhắc trẻ đi vệ sinh để tình trạng trẻ buồn đi vệ sinh ở dọc đường, đặc biệt là khi xe đang chạy trên đường cao tốc. Việc dừng xe trên đường cao tốc vừa nguy hiểm vừa có nguy cơ bị phạt vì vi phạm luật giao thông.
Về vấn đề ăn uống, với trẻ dưới 3 tuổi chưa ăn chung đồ ăn với người lớn, ngoài sữa, cha mẹ nên mang theo một bếp cồn hoặc bếp ga dã ngoại, bình ủ, ấm đun nước... để hâm nóng thức ăn chế biến sẵn hoặc đun cháo. Với trẻ lớn hơn, bạn nên chuẩn bị một ít đồ ăn vặt lành mạnh.
Bên cạnh đó, một chiếc thùng đá nhỏ sẽ rất hữu ích trong những chuyến đi xa để bảo quản đồ ăn và giữ lạnh đồ uống.
Giải trí cho trẻ
Ngoài việc chống đói, đồ ăn vặt là một trong những thứ giúp trẻ "bận rộn" khi ngồi lâu trên ô tô. Do đó, hãy mang theo một ít bánh trái, bim bim, đồ khô...
Tùy lứa tuổi, tô màu, lắp ráp mô hình, xem phim, nghe kể chuyện trên xe... là những cách giải trí cho trẻ khi đi xa.
Kể chuyện, đố vui hoặc chỉ đơn giản là cùng hát những bài hát đang thịnh hành là cách để giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái cho trẻ trên đường đi (Ảnh minh họa: mizmizstk).
Bên cạnh việc đơn giản nhất là tải về iPad một số ứng dụng dành cho trẻ, bạn nên tìm hiểu một số trò chơi không dùng tới thiết bị điện tử để chơi cùng trẻ nếu bạn không phải lái xe, ví dụ như chơi cờ ca-rô, nối từ, nối hình tam giác, tìm số, bài Uno, giải ô chữ, các câu đố vui...
Hãy ưu tiên những trò chơi, trò giải trí khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người trên xe.
Trò chuyện với các nhân vật của trí tuệ nhân tạo (AI) vừa có tính giải trí, vừa giúp trẻ có thêm những thông tin, kiến thức mới thú vị.
Nếu đồng ý cho con mang theo các thiết bị điện tử thì nên thỏa thuận trước về giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị này ở trên xe.
Chúc gia đình bạn có những chuyến đi an toàn và ý nghĩa!
Ô tô - Xe máyKinh nghiệm cho trẻ nhỏ đi chơi xa bằng xe nhà, phụ huynh xem để bớt áp lực
(Dân trí) - Làm sao để không phải dừng xe giữa đường cao tốc cho trẻ đi vệ sinh, làm gì để "mua vui", dỗ trẻ không quấy khóc, quậy phá trên xe... là những điều các bậc phụ huynh cần quan tâm.
Những chuyến đi xa cùng nhau bằng xe nhà có thể mang lại trải nghiệm đẹp và đáng nhớ không thua gì các chuyến đi nghỉ bằng máy bay. Niềm vui, trải nghiệm thú vị trong những chuyến đi chơi xa bằng xe nhà đến từ việc bạn có thể dừng xe ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào (miễn là tuân thủ luật giao thông), để ngắm cảnh hoặc nghỉ ngơi.
Để chuyến đi vừa có ý nghĩa nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vừa gắn kết các thành viên trong gia đình, không rơi vào tình cảnh cả bố mẹ và con cái đều bẳn gắt, bạn nên có sự chuẩn bị tốt để tất cả mọi người có tâm lý háo hức, đủ đồ ăn thức uống và tâm trạng tốt.
Cùng nhau lên kế hoạch
Hãy nhớ rằng chuyến đi là của cả nhà, bạn đừng giành lấy vai trò lãnh đạo, một mình lên kế hoạch và kỳ vọng tất cả các con sẽ "nghe lời". Thay vào đó, hãy cùng con lên kế hoạch cho chuyến đi, dù bé mới 3 tuổi hay 12 tuổi.
Nếu được tham gia lên sắp xếp lịch trình và tham gia công tác chuẩn bị, trẻ nhỏ sẽ có cảm giác mình quan trọng. Việc này cũng có lợi ích là tạo cơ hội cho trẻ học thêm hoặc thực hành một số kỹ năng, như xem bản đồ, tính toán thời gian, quãng đường, tìm kiếm thông tin... Khi đóng góp công sức, trẻ sẽ có trách nhiệm và hợp tác hơn trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hãy cho trẻ tự chuẩn bị balô đồ dùng cá nhân với cả quần áo, sách truyện và những món đồ chơi yêu thích. Trước khi đi, cha mẹ nên kiểm tra balô để chắc chắn rằng đồ mang theo là phù hợp với việc di chuyển bằng ô tô.
Giá trị lớn nhất mà việc tự lái xe đi chơi xa mang lại là sự tự do, thoải mái, nên khi lên kế hoạch, đừng quá chi tiết và chặt chẽ. Việc cố gắng tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ khiến bạn và các thành viên trong gia đình dễ căng thẳng, dẫn tới cáu gắt khi xuất hiện yếu tố bất ngờ nằm ngoài kế hoạch.
Khi lên lịch trình cho chuyến đi, đừng quên bố trí thật nhiều chặng dừng nghỉ, thay vì chỉ nhăm nhăm "về đích". Hãy nhớ rằng trải nghiệm đến từ cả hành trình, chứ không phải chỉ có ở đích đến. Không chỉ người lái xe mà cả trẻ nhỏ cũng cần nghỉ ngơi, một cơ thể khỏe mạnh mới có thể mang lại tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Với trẻ dưới 5 tuổi, lý tưởng nhất là con sẽ ngủ phần lớn thời gian ở trên xe. Điều đó có nghĩa là bạn cần lên lịch trình dừng nghỉ trước và sau giấc ngủ ngắn của con trên xe. Việc này không đơn giản, cần sự linh hoạt.
Thông thường, cứ đi khoảng 2 tiếng nên dừng nghỉ một lần, hãy dùng ứng dụng Google Maps để tính toán sao cho chỗ dừng xe có thể kết hợp đổ xăng hoặc sạc pin xe điện, ăn uống, đi vệ sinh, thậm chí vui chơi...
Thay vì chỉ nghĩ tới các trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, cây xăng, hoặc quán ăn, bạn có thể cân nhắc cho con vào công viên, khu vui chơi...
An toàn cho trẻ
Nếu con bạn từ 10 tuổi trở xuống, nên sử dụng ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ trên ô tô. Việc này là quy định bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, vì lý do an toàn cho trẻ. Đặt trẻ ngồi trong lòng bố mẹ hoặc để trẻ ngồi một mình trên ghế như người lớn dễ khiến trẻ bị thương nếu xảy ra va chạm trên đường.
Ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ nhỏ trên ô tô được thiết kế ôm trọn phần lưng, giúp giảm thiểu các mối nguy chấn thương cột sống khi ô tô phanh gấp, ôm cua hoặc bị xe khác đâm vào. Hãy dùng loại ghế phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ, lắp đặt và sử dụng đúng cách.
Với trẻ dưới 2 tuổi hoặc dưới 12kg, nên dùng ghế cho trẻ sơ sinh và lắp ghế ở hàng ghế sau và quay lưng ghế về phía trước. Lý do là hệ cơ xương, nhất là vùng cổ, của trẻ trong độ tuổi này còn rất yếu; khi xe phanh gấp hoặc bị đâm đột ngột, đầu trẻ sẽ theo quán tính đổ về phía trước trong khi phần thân được giữ chặt vào lưng ghế phía sau, dễ dẫn tới chấn thương.
Nếu lắp ghế quay mặt về phía sau thì khi xe dừng đột ngột, cả đầu và cổ của trẻ sẽ theo quán tính dính chặt thêm vào lưng ghế.
Khi trẻ đã đạt chiều cao và cân nặng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, có thể lắp ghế quay mặt về phía trước nhưng vẫn lắp ghế ở hàng ghế sau. Trẻ từ 10 tuổi trở lên hoặc có chiều cao từ 1,35m mới được ngồi ở hàng ghế trước; đây cũng là quy định bắt buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2026.
Bạn cũng nên lưu ý mang theo túi y tế gồm có đồ sơ cứu cơ bản và một số loại thuốc dự phòng, như thuốc hạ sốt.
Một bộ đồ sơ cứu cơ bản thường bao gồm: Gạc cuộn và gạc miếng vô trùng, băng dính y tế, băng dán vết thương, băng chun, kéo, panh hoặc nhịp, nhiệt kế, găng tay y tế, dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý, thuốc bôi có chứa kháng sinh...
Vệ sinh và ăn uống cho trẻ
Với trẻ còn đóng bỉm, việc đi vệ sinh ngay trên xe không quá phức tạp, nhưng cha mẹ nên chuẩn bị khăn tắm và một chai nước sạch loại 5 lít hoặc vài chai 1,5 lít để rửa ráy cho trẻ khi khan hiếm nước sạch trên đường đi. Giấy vệ sinh khô và ướt, cùng một ít túi nilon để đựng giấy rác là cần thiết.
Với trẻ không còn dùng bỉm, khi tới các điểm dừng nghỉ, hãy nhắc trẻ đi vệ sinh để tình trạng trẻ buồn đi vệ sinh ở dọc đường, đặc biệt là khi xe đang chạy trên đường cao tốc. Việc dừng xe trên đường cao tốc vừa nguy hiểm vừa có nguy cơ bị phạt vì vi phạm luật giao thông.
Về vấn đề ăn uống, với trẻ dưới 3 tuổi chưa ăn chung đồ ăn với người lớn, ngoài sữa, cha mẹ nên mang theo một bếp cồn hoặc bếp ga dã ngoại, bình ủ, ấm đun nước... để hâm nóng thức ăn chế biến sẵn hoặc đun cháo. Với trẻ lớn hơn, bạn nên chuẩn bị một ít đồ ăn vặt lành mạnh.
Bên cạnh đó, một chiếc thùng đá nhỏ sẽ rất hữu ích trong những chuyến đi xa để bảo quản đồ ăn và giữ lạnh đồ uống.
Giải trí cho trẻ
Ngoài việc chống đói, đồ ăn vặt là một trong những thứ giúp trẻ "bận rộn" khi ngồi lâu trên ô tô. Do đó, hãy mang theo một ít bánh trái, bim bim, đồ khô...
Tùy lứa tuổi, tô màu, lắp ráp mô hình, xem phim, nghe kể chuyện trên xe... là những cách giải trí cho trẻ khi đi xa.
Kể chuyện, đố vui hoặc chỉ đơn giản là cùng hát những bài hát đang thịnh hành là cách để giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái cho trẻ trên đường đi (Ảnh minh họa: mizmizstk).
Bên cạnh việc đơn giản nhất là tải về iPad một số ứng dụng dành cho trẻ, bạn nên tìm hiểu một số trò chơi không dùng tới thiết bị điện tử để chơi cùng trẻ nếu bạn không phải lái xe, ví dụ như chơi cờ ca-rô, nối từ, nối hình tam giác, tìm số, bài Uno, giải ô chữ, các câu đố vui...
Hãy ưu tiên những trò chơi, trò giải trí khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người trên xe.
Trò chuyện với các nhân vật của trí tuệ nhân tạo (AI) vừa có tính giải trí, vừa giúp trẻ có thêm những thông tin, kiến thức mới thú vị.
Nếu đồng ý cho con mang theo các thiết bị điện tử thì nên thỏa thuận trước về giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị này ở trên xe.
Chúc gia đình bạn có những chuyến đi an toàn và ý nghĩa!
Đăng thảo luận