Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho đến nay vẫn bị coi là “chậm phát triển”. Đa phần là doanh nghiệp quy mô nhỏ, trang thiết bị, máy móc, công nghệ còn chưa hiện đại.

Công ty TNHH Hà Thanh Bắc, trụ sở tại làng nghề về dệt may ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 2014, ban đầu chỉ làm thương mại trong lĩnh vực bao bì, văn phòng phẩm. 
 
Đến năm 2016, nhận thấy tiềm năng và cơ hội lớn trong ngành dệt may, công ty Hà Thanh Bắc đã mạnh dạn chuyển sang làm sản xuất với sản phẩm chính là cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may mặc. 
 
Từ chỗ chỉ nhập khẩu, cho đến nay, công ty Hà Thanh Bắc đã trở thành đơn vị sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu cho nhiều hãng may mặc nổi tiếng trong nước và quốc tế. 
 
Các sản phẩm của công ty tiêu biểu có thể kể đến là chỉ may, cúc quần, chốt, túi, khoá quần áo, thẻ bài, chun, max trong may mặc… Nhờ nỗ lực đảm bảo về chất lượng, giá thành và tiến độ giao hàng, công ty đã ký được nhiều hợp đồng lớn với các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may như công ty CP dệt 10/10, công ty thời trang Elise, Tập đoàn dệt may TNG, công ty Phú Thọ Matsuoka,... 

Khát vọng của vị tổng giám đốc là cần đi ra thị trường thế giới, nhưng  bài toán  ớn nhất là vốn và công nghệ thì chưa đủ  nguồn lực để đầu tư. 

Mời bạn đọc theo dõi phóng sự  ở video sau:

VietNamNet

Khát vọng vươn ra biển lớn, doanh nghiệp cần tiếp sức vốn và công nghệ  第1张 16 quốc gia phô diễn công nghệ dệt may mới nhất tại Việt NamSáng 27/7, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt May–Thiết bị và Nguyên phụ liệu (SaigonTex- SaigonFabric 2022) đã chính thức diễn ra tại TP.HCM. Sau 2 năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, sự kiện mới được tổ chức lại.