Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU

Theo đó, trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung trên, Thường trực Thành ủy chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Đối với việc tiếp tục triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị. Trong đó, chú trọng quán triệt 25 biểu hiện được nêu trong Chỉ thị 24- CT/TU, gắn với đánh giá cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh  第1张 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý III/2024.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp trong Chỉ thị số 24-CT/TU và các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch số 171-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy. Trong đó, tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Thành ủy cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, nhất là kiểm tra đột xuất về thực hiện các thủ tục hành chính, việc chấp hành các quy định tại cơ quan, đơn vị và thực hiện chức trách, nhiệm vụ trên những lĩnh vực như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý các dự án đầu tư tài chính, ngân sách. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, công vụ…

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt được kết quả cao nhất

Về thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch năm 2024, 2025 cấp TP, Thường trực Thành ủy yêu cầu các đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp thực hiện kỷ cương trong đầu tư công, khẩn trương có giải pháp cụ thể để phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 của TP đạt được kết quả cao nhất; trong đó đặc biệt quan tâm, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt thiết kế thi công - dự toán, tổ chức đấu thầu, khởi công để đẩy nhanh tiến độ dự án, giải ngân vốn đầu tư công.

Người đứng đầu các cấp, các ngành quan tâm và tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng. Tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân...

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh  第2张 Quang cảnh Hội nghị.

Trên cơ sở kết quả thực hiện của năm 2024, tập trung xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công; trong đó phải khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế đã mắc phải trong thời gian vừa qua để Kế hoạch đầu tư công năm 2025 đạt hiệu quả cao nhất.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy về chuyển đổi số

Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thường trực Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục nâng cao nhận thức và đổi mới mạnh mẽ tư duy về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0, xây dựng TP thông minh. Mục tiêu là chuyển đổi số phải rút ngắn được quy trình, thủ tục giải quyết công việc; minh bạch, công khai quá trình phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính với tinh thần người dân vừa là đối tượng phục vụ, vừa là chủ thể sáng tạo.

Về phát triển kinh tế số, xã hội số, cần ban hành cơ chế đặc thù thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của TP Hà Nội đạt 30% như Nghị quyết đã đề ra.

Đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế, trong đó, công nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số là 3 trụ cột để tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp của TP ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, nền tảng số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững…