Tăng men gan là một trong số các bệnh thường gặp gây tổn hại đến tế bào gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan... Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng men gan cao mà không cần dùng thuốc.
Tùy mức độ men gan tăng cao mà ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh BSCC
Tổn hại gan ảnh hưởng sức khỏe
Bác sĩ Đinh Văn Chỉnh (Bệnh viện Medlatec) cho biết men gan là các chỉ số phản ánh sức khỏe của gan. Theo dõi chỉ số men gan không chỉ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể, mà còn giúp nhận định đúng tình trạng sức khỏe gan để bảo vệ tốt nhất chức năng gan.
Các chỉ số men gan thường được bác sĩ chỉ định gồm AST, ALT, GGT. Chỉ số bình thường khi ở trong các ngưỡng cho phép: ALT (GPT): 5 - 37 UI/L; AST (GOT): 5 - 40 UI/L; GGT: 5 - 60 UI/L. Vượt ngưỡng bình thường sẽ được xem là chỉ số men gan cao:
Mức độ nhẹ: AST, ALT, GGT: 40 - 80 UI/L, cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan vi rút hay/do rượu bia, béo phì…
Mức độ trung bình: AST, ALT, GGT: 80 - 200 UI/L, cảnh báo chức năng gan bị suy giảm, có thể gây biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng.
Mức độ cao: AST, ALT, GGT >200 UI/L, gây tổn hại nghiêm trọng đến tế bào gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan...
Có nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng cao như viêm gan, gan nhiễm mỡ, lạm dụng rượu bia, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống ảnh hưởng đến gan, bệnh lý gan mật.
Viêm gan do vi rút như viêm gan A, B và C là những nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan. Uống rượu bia quá mức làm tổn thương trực tiếp đến các tế bào gan dẫn đến viêm, tích tụ mỡ trong gan do bệnh gan nhiễm mỡ, cũng là lý do khiến men gan tăng.
Dùng thuốc không đúng cách có thể là nguyên nhân nghiêm trọng gây hại cho cơ quan này. Các loại thuốc như kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, giảm mỡ máu, kháng sinh, kháng lao, thuốc tim mạch và chống động kinh dễ làm tổn thương gan, nhất là khi dùng quá liều.
Để tránh nguy cơ tổn thương gan, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiễm vi rút khiến men gan tăng cao - Ảnh BSCC
Men gan cao có cần uống thuốc?
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng men gan cao mà không cần dùng thuốc.
Tăng men gan do gan nhiễm mỡ không do rượu có thể kết hợp dùng thuốc với biện pháp thay đổi lối sống, giảm cân, điều chỉnh ăn uống, hoạt động thể chất, kiểm soát đường huyết...
Lưu ý để quá trình sử dụng thuốc giảm men gan đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn. Không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
Lạm dụng thuốc có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn. Theo dõi sát phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng thuốc. Nếu có biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Hạ men gan tại nhà ai cũng thực hiện được
Tập thể dục mỗi ngày: Tập luyện không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn có tác dụng rất tích cực đến chức năng gan, hỗ trợ gan thải độc, giúp hạn chế được rất nhiều bệnh lý khác, giảm cân, giảm mỡ thừa, duy trì cân nặng và ngăn ngừa béo phì dẫn đến tăng men gan. Nên duy trì thói quen tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Uống nhiều nước: Nước là yếu tố quan trọng giúp đào thải độc tố và hạ men gan. Đi kèm với việc tập luyện thường xuyên, uống nhiều nước giúp cơ thể thúc đẩy khả năng tuần hoàn máu và trao đổi chất, điều tiết các hoạt động của gan giúp gan đào thải độc tố tốt hơn.
Giảm cân: Béo phì cũng là một nguyên nhân dẫn tới men gan tăng cao. Vì vậy giảm cân cũng là một cách hạ men gan hiệu quả và kiểm soát men gan tốt hơn.
Lựa chọn thực phẩm hằng ngày: Nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến và chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe để sử dụng, giúp thanh lọc cơ thể và là một cách hạ men gan không cần dùng thuốc mà rất an toàn và hiệu quả:
Các loại rau xanh: Tốt nhất cho người bị men gan cao thường là các loại rau cải như cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…
Dùng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nồng độ men gan và tối ưu hóa hoạt động của gan. Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả bơ, hạt dẻ, củ cải đường…
Bổ sung vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch của cơ thể, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp hạ men gan và giảm tổn thương ở gan. Bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây…
Hạn chế đồ ăn nhanh: Thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn không chỉ chứa nhiều dầu mỡ, mà còn thường chứa nhiều muối, do đó không chỉ gây ảnh hưởng đến gan mà thậm chí còn tác động tiêu cực đến thận.
Không sử dụng rượu bia: Gan có nhiệm vụ đào thải các loại độc tố từ trong cơ thể, từ các loại thức ăn nạp vào và cả từ rượu bia. Khi bạn uống rượu bia sẽ gây thêm áp lực cho gan để có thể đào thải độc tố cho cơ thể, tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến gan bị tổn thương và suy yếu.
Tìm hiểu các loại thuốc đang dùng: Một số loại thuốc giảm đau hoặc điều trị thông thường thường có chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến gan, khi dùng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây suy gan, suy thận.
Nếu đang bị men gan tăng cao, một trong những cách hạ men gan là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo không gây hại cho gan.
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Môi trường cũng là một yếu tố khiến lá gan bị tổn thương, đặc biệt là các loại khói bụi trong môi trường như khói xe, bụi bẩn, khói thuốc lá, bụi công nghiệp…
Ngủ đủ giấc mỗi ngày: Là một cách hạ men gan trong quá trình điều trị men gan cao. Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, giúp gan có thời gian để nghỉ ngơi và hoạt động hiệu quả nhất.
Dấu hiệu men gan tăng cao
- Cơ thể mẩn ngứa: Tăng men gan khiến cho các độc tố bị tích tụ bên trong cơ thể, xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da và ngứa ngáy cục bộ.
- Phù nề: Tăng men gan làm suy giảm chức năng gan, chức năng thải độc bị hạn chế. Từ đó cơ thể có hiện tượng phù nề, phù thũng bàn tay, bàn chân…
- Vàng da: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi tăng men gan đó chính là vàng da. Thay vì một làn da trắng hồng đầy sức sống, da người bệnh có dấu hiệu vàng úa, nhợt nhạt, thiếu sức sống.
- Đau vùng sườn phải: Gan nằm ở vị trí sườn phải nên khi bị bệnh, bạn luôn có cảm giác vị trí này đau âm ỉ vô cùng khó chịu. Vì vậy cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm.
- Phân có màu vàng nhạt: Không chỉ da vàng mà khi gan suy yếu, tắc mật làm cho phân có màu vàng nhạt và không xuống được ruột, khó khăn khi đi đại tiện.
Đăng thảo luận
2024-10-31 19:15:08 · 来自36.59.138.194回复
2024-10-31 19:25:29 · 来自139.204.114.58回复
2024-10-31 19:35:14 · 来自121.77.164.163回复
2024-10-31 19:45:08 · 来自123.233.176.210回复
2024-10-31 19:55:14 · 来自106.83.66.9回复
2024-10-31 20:05:08 · 来自61.235.189.228回复
2024-10-31 20:15:18 · 来自61.237.248.167回复
2024-10-31 20:25:24 · 来自210.45.127.41回复
2024-10-31 20:35:17 · 来自61.237.223.157回复
2024-10-31 20:45:15 · 来自121.76.92.96回复
2024-10-31 20:55:26 · 来自210.37.75.89回复