Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có công văn gửi UBND TP về xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025, nguồn vốn ngân sách trung ương cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Phối cảnh cao tốc TP.HCM - Mộc Bài - Ảnh: Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM
Căn cứ vào nhu cầu vốn, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là 1.368 tỉ đồng. Nguồn vốn này để thực hiện dự án thành phần 3 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua TP.HCM.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài khoảng 51km, đoạn qua TP.HCM gần 24,7km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh hơn 26,3km.
Sau khi xây dựng xong, cao tốc này sẽ "chia lửa" cho quốc lộ 22, giảm nguy cơ mất an toàn giao thông, tăng sức hút về du lịch. TP.HCM và Tây Ninh đang đẩy nhanh tiến độ các công việc tiếp theo để khởi công dự án vào năm 2025.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có lợi thế về mặt bằng, vì sao?
Thông qua báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Trong báo cáo mới đây, Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TP.HCM cho biết dự án thành phần 3 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đoạn qua TP có chiều dài khoảng 24,66km đi qua địa bàn 11 xã của huyện Củ Chi.
Tổng diện tích ảnh hưởng khoảng 182,25ha, hơn 1.808 trường hợp bị ảnh hưởng. Trong đó có 336 trường hợp đủ điều kiện tái định cư.
Dự kiến kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua TP.HCM hơn 7.102 tỉ đồng.
Sẽ duyệt phương án, chi trả bồi thường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài từ tháng 4-2025
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất, chi trả (đối với giai đoạn 1 - đất nông nghiệp và đất ở mà người dân đồng thuận phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng trước hạn) từ tháng 4-2025.
Mặt bằng sẽ được bàn giao từ tháng 4-2025 để phục vụ khởi công gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật đầu tiên của dự án.
Đăng thảo luận