Cây quế được người dân huyện Văn Yên (Yên Bái) ví như “vàng xanh” trên núi. Tuy nhiên, quế Văn Yên hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do giá xuất khẩu xuống thấp cùng nguy cơ suy giảm về chất lượng.
Duy trì chất lượng bền vững để tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững thương hiệu quế Văn Yên đang là thách thức không nhỏ đối với người trồng và chế biến quế nơi đây.
Giá quế xuất khẩu giảm sâu
Huyện Văn Yên được coi là thủ phủ cây quế của tỉnh Yên Bái, có diện tích quế lớn nhất cả nước với trên 52.000ha.
Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà tại thôn Yên Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên phải cắt giảm hơn 60% công suất chế biến. (Ảnh: TTXVN phát)Cây quế đã gắn bó lâu đời với người dân Văn Yên, là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Yên Bái và nhờ cây quế mà đời sống người dân không ngừng được nâng cao, nhiều hộ dân làm giàu từ cây quế; bởi vậy, nơi đây nhà nhà đều trồng quế.
Tuy nhiên, từ hai năm nay, giá quế xuất khẩu xuống thấp chưa từng có, khiến nhiều cơ sở thu mua, chế biến phải sản xuất cầm chừng. Vì vậy, cây quế đến kỳ khai thác mà người dân vẫn không bóc vỏ vì giá quá rẻ.
Hiện tại, giá quế giảm khoảng 50% so với cách đây 2 năm, tinh dầu quế trung bình từ 600 triệu đồng/tấn giảm còn 300 triệu đồng; giá quế vỏ khô các loại từ 115 nghìn đồng/kg giảm xuống còn 55 nghìn đồng/kg.
Gia đình ông Đặng Tôn Ba, thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn có 10ha quế từ 7-20 năm tuổi đã đến thời kỳ khai thác nhưng chưa bán được. Nguyên nhân được ông Ba cho biết, những năm trước quế được giá, hằng năm gia đình chỉ tỉa cành, tỉa cây cũng thu lãi về từ 120-150 triệu đồng.
Đăng thảo luận