Lễ hội ăn mừng lúa mới của dân tộc Xơ Đăng xã Trà Linh là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và thường được diễn ra sau khi kết thúc vụ mùa sản xuất nương rẫy, khi kho thóc đã đầy ắp lúa, công việc ruộng nương đã xong xuôi. Đây là nghi thức văn hóa tâm linh quan trọng của người Xơ Đăng nhằm tạ ơn đất trời đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu để cho dân làng được no ấm quanh năm.
Trưởng thôn Kon Pin Hồ Văn Bằng và già làng Nguyễn Văn Dũng thực hiện nghi thức cúng.
Đồng bào ở đây sẽ sắm sửa lễ vật để cúng tạ thần lúa đã ban phát cho mùa vụ no ấm, bao gồm nia để đựng các đồ vật cúng, sợi chỉ để dẫn hồn lúa về, giỏ đựng lúa, heo, gà, cối giả gạo, rượu cần… Tiếp đó mới đi tới ruộng để cúng tạ thần linh và lấy lúa về kho.
Các thành viên tham gia nghi thức cúng và cắt lúa mang về mặc đồ truyền thống đeo cườm, vòng đeo tay, mang gùi trên lưng.
Lúa mang về sẽ được đưa vào kho để bảo quản theo truyền thống của bà con nơi đây.
Dân làng cúng bữa cơm lúa mới đầu tiên, sau đó cùng nổi trống chiêng mở hội và ăn mừng cho thành quả lao động cực nhọc sau một năm.
Mâm cơm cúng mừng lúa mới.
Cứ như vậy, theo thời gian Lễ hội ăn mừng lúa mới đã trở thành phong tục rất quan trọng đối với đời sống đồng bào Xơ Đăng xã Trà Linh và được gìn giữ phát huy cho đến hôm nay.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự.Năm nay bên cạnh phần lễ cúng lúa mới, phần hội cũng được diễn ra sôi nổi với rất nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao như thi giã gạo, ẩm thực, thi đan lát, múa cồng chiêng, hát ting ting và các trò chơi dân gian khác. Lễ hội ăn mừng lúa mới cũng chính là dịp để thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ giữa làng nóc của đồng bào thông qua việc tổ chức phần lễ và phần hội hết sức đặc trưng.
Trước đó vài ngày, bà con làng Kon Pin đã tất bật thu hoạch, làm các kho lúa, chuẩn bị lễ vật cho lễ hội.
Cơm lam là một món không thể thiếu trong các dịp lễ cúng quan trọng của bà con đồng bào Xơ Đăng.
Nia, gùi đựng lúa… là những vật dụng được bà con chọn để làm dự thi trong phần đan lát.
Phần thi rèn làm ra những vật dụng đi nương rẫy như liềm cắt lúa, rựa…
Hoạt động giã gạo nhộn nhịp và thuần thục là nét đẹp truyền thống của bà con vẫn còn được gìn giữ từ xưa đến nay.
Niềm vui qua những câu hát đối đáp ở phần thi hát ting ting góp cho lễ hội thêm phần rộn rã.
Hàng nghìn người tới Lễ hội Ớt A Riêu ở vùng cao Quảng Nam 15/08/2024 Lễ hội đón hạt ngọc từ rừng Yàng 06/07/2024 Lễ cúng rẫy cảm ơn thần linh, trời đất của người dân tộc Khơ Mú 18/10/2023Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận