Các thành viên của Nihon Hidankyo. (Ảnh: Wikipedia)
Phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, còn được gọi là Hibakusha, nhận giải thưởng danh giá này vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và thể hiện qua câu chuyện của nhân chứng, rằng không bao giờ nên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Số phận của những người sống sót sau thảm họa bom hạt nhân ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị che giấu và lãng quên từ lâu.
Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với nạn nhân của những vụ thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập liên đoàn các tổ chức nạn nhân bom A và H của Nhật Bản. Tên này được rút ngắn trong tiếng Nhật thành Nihon Hidankyo. Liên đoàn này trở thành tổ chức Hibakusha lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản.
Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
“Một ngày nào đó, những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki sẽ không còn ở lại chúng ta với tư cách là nhân chứng lịch sử. Nhưng với nền văn hóa tưởng nhớ mạnh mẽ và sự cam kết liên tục, các thế hệ mới ở Nhật Bản đang tiếp tục truyền đi thông điệp của các nhân chứng”, Ủy ban giải thưởng cho biết khi công bố quyết định của mình.
Với việc trao giải Nobel Hòa bình năm nay cho Nihon Hidankyo, Ủy ban Nobel Na Uy mong muốn vinh danh tất cả những người sống sót, những người đã vượt qua những đau khổ về thể xác và ký ức đau buồn, để “nuôi dưỡng hy vọng và cam kết vì hòa bình”.
"Hàng ngàn Nihon Hidankyo đã đưa ra lời khai của nhân chứng, trình lên các nghị quyết và kêu gọi công khai, cử các phái đoàn hằng năm tới Liên Hợp Quốc và một loạt hội nghị hòa bình để nhắc nhở thế giới về nhu cầu cấp thiết phải giải trừ vũ khí hạt nhân", ủy ban cho biết.
Năm nay, Ủy ban giải Nobel Na Uy nhận được tổng số 286 đề cử cho giải Hòa bình, trong đó có 89 tổ chức.
Trong khi giải Nobel cho các lĩnh vực khác được lựa chọn và công bố ở Stokholm, giải Nobel Hòa bình được quyết định và trao tại Oslo, theo di nguyện của người sáng lập Alfred Nobel.
Giải Nobel Hòa bình năm nay được trao trong bối cảnh nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới, nhất là ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Ủy ban Nobel Na Uy cho biết, quyết định của họ nêu bật một thực tế đáng mừng là không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh suốt gần 80 năm qua. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận giải thưởng năm nay được trao khi “điều cấm kỵ về sử dụng vũ khí hạt nhân đang chịu sức ép”.Trước đây, trong những năm có chiến tranh, Ủy ban giải thưởng Nobel Na Uy từng quyết định không trao giải này. Lần gần đây nhất họ làm như vậy là vào năm 1972.
Năm 2023, nhà hoạt động bị cầm tù Narges Mohammadi được trao giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực chống lại sự áp bức đối với phụ nữ ở Iran và đấu tranh nhằm thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người.
Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng thứ 5 đã được công bố trong mùa giải năm nay. Hôm qua (10/10), nữ nhà văn Hàn Quốc Han Kang giành giải Nobel Văn học.
Hai nhà khoa học Mỹ David Baker, John Jumper và nhà khoa học Anh Demis Hassabis giành giải Nobel Hóa học. Giải Nobel Vật lý 2024 thuộc về nhà khoa học Mỹ John Hopfield và nhà khoa học Canada gốc Anh Geoffrey Hinton. Hai nhà khoa học Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun đoạt giải Nobel Y học.
Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 14/10, khép lại mùa giải năm nay.
Nhà văn nữ Hàn Quốc giành giải Nobel Văn học 2024 10/10/2024 Giải Nobel Hóa học thuộc về ba người giải mã cấu trúc protein 09/10/2024 Giải Nobel Vật lý thuộc về hai ‘cha đẻ’ của máy học 08/10/2024 Giải Nobel Y học thuộc về hai người Mỹ 07/10/2024Người lính
Ảnh vệ tinh tiết lộ hậu quả vụ tấn công kho chứa máy bay không người lái của Nga ở Krasnodar
Người lính
Nga đưa 50.000 binh sĩ tới tỉnh Kursk
Người lính
Tiết lộ số lượng máy bay chiến đấu Mirage-2000 được Pháp cung cấp cho Ukraine
Thế giới
Hôm nay Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
Thế giới
Đăng thảo luận