Sáng 30/9, TAND tỉnh Xét xử nhóm đối tượng sơn lại tàu, đưa ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt trái phép">Cà Mau xét xử lưu động vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”, với 4 bị cáo sửa lại số hiệu tàu và đưa ngư phủ sang Malaysia đánh bắt hải sản.
Toà tuyên phạt bị cáo Quách Thanh Tuấn (40 tuổi, ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) 7 năm tù; Nguyễn Văn Công (49 tuổi, ngụ huyện Đông Hải, Bạc Liêu) 6 năm tù; Nguyễn Văn Phu (46 tuổi, ngụ huyện An Biên, Kiên Giang) 5 năm tù và Dương Hoàng Giang (55 tuổi, ngụ huyện Trần Văn Thời) 3 năm tù, cùng về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
4 bị cáo tại phiên toà.
Tại phiên tòa, bị cáo Quách Thanh Tuấn khai nhận, do thiếu hiểu biết về pháp luật, đến khi cơ quan điều tra làm việc, bị cáo mới biết việc đưa tàu, đưa người đi đánh bắt vùng biển nước ngoài là trái pháp luật. Bên cạnh đó, tàu cá những năm gần đây đánh bắt liên tục lỗ, bị cáo phải vay nợ, nên ra vùng biển Malaysia đánh bắt để kiếm tiền trả nợ. Bị cáo chỉ nghĩ việc này chỉ vi phạm hành chính chứ không đến mức trách nhiệm hình sự.
Cũng tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện Viện KSND tranh luận liên quan việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo.
Nói lời sau cùng, cả 4 bị cáo đều xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm ăn chăm lo cho gia đình. Các bị cáo cũng nói rằng sẽ tuyên truyền pháp luật theo kinh nghiệm trong vụ án của mình khi chấp hành xong án phạt.
HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự nhà nước về xuất nhập cảnh và khai thác thủy sản bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài.
“Tính chất vụ án mà các bị cáo gây ra là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vị thế của Quốc gia. Việc đưa người trốn đi nước ngoài cũng như tình trạng tàu cá ngư dân Việt nam vi phạm vùng biển nước ngoài đã và đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường Quốc tế”, HĐXX nhận định.
Theo HĐXX, vì lợi ích cá nhân, các bị cáo đã vi phạm pháp luật, đưa ngư phủ đến vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản trái phép. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của lĩnh vực khai thác thủy sản trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.
Rất đông người dân đến theo dõi phiên toà.
Như Tiền Phong thông tin, đầu năm 2023, do muốn đánh bắt hải sản trên vùng biển Malaysia, nên Quách Thanh Tuấn thông qua đối tượng tên Salam (chưa rõ thông tin, địa chỉ) để hợp thức hóa tàu cá của mình mang số hiệu CM-92365-TS (đăng ký tại Cà Mau) thành tàu cá số hiệu KNF6649 (đăng ký tại Malaysia).
Sau khi có giấy tờ cho tàu cá mang số hiệu KNF6649 của Malaysia, Tuấn đã câu kết với Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Phu tìm ngư phủ người Việt để trốn sang Malaysia đánh bắt trái phép tại vùng biển nước bạn. Công đã 2 lần tìm 9 ngư phủ cho Tuấn, Phu 1 lần tìm cho Tuấn 5 ngư phủ.
Quá trình điều khiển tàu từ Việt Nam sang Malaysia, Tuấn thuê Dương Hoàng Giang lái, sửa và tô vẽ lại tàu từ số hiệu CM-92365-TS thành số hiệu KNF6649, để qua mặt lực lượng chức năng.
Trong các lần giúp sức cho Tuấn, Giang và Phu được hưởng 10 triệu đồng/người, riêng Công làm thuyền trưởng bị bắt khi chưa được chia tiền.
Xét xử nhóm đối tượng sơn lại tàu, đưa ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt trái phép 30/09/2024 Đưa ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt trái phép: Truy tố 4 đối tượng môi giới 25/09/2024 Bắt giam 4 ngư dân tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá để đánh bắt ở khu vực cấm 18/09/2024Pháp luật
Hàng chục cảnh sát đột kích quán Karaoke - Massage G7 lúc rạng sáng
Pháp luật
Công an Hà Nội khám xét một công ty dược quy mô lớn
Pháp luật
Cán bộ địa chính giúp người phụ nữ chiếm đoạt 32 tỷ đồng
Pháp luật
Bắt nghi phạm ném 'bom xăng' vào 3 ngân hàng ở Phú Yên
Pháp luật
Đăng thảo luận