Ngày 10/10, tại TP. Quy Nhơn, Bình Định diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ năm 2024.
Vùng Duyên hải Trung Bộ có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế biển, cảng biển. Ngoài ra, một trong những lợi thế của các địa phương trong vùng là vị trí địa lý gần đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là TPHCM.
TS. Trần Du Lịch. Ảnh: Trương Định.
Tuy nhiên, theo TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - cho rằng, bài toán của khu vực miền Trung là có quá nhiều tiềm năng, nhưng không biết phát triển, tập trung vào lĩnh vực nào; địa phương nào cũng giống nhau nên không biết liên kết kiểu gì. Đây là thách thức không nhỏ.
Theo TS. Trần Du Lịch, miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung trong 10 - 15 năm tới vấn đề tiềm năng phát triển công nghiệp vẫn là đứng đầu. Công nghiệp sắp tới bắt buộc phải chuyển đổi, trên cả 2 lĩnh vực là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Hai vấn đề cốt lỗi này cũng đặt ra bài toán cho miền Trung, trong đó các tỉnh miền Trung cần phải có tiếng nói chung để phát triển.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM - cho hay, hội nghị là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình hợp tác phát triển KT-XH giữa TPHCM và các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM - phát biểu. Ảnh: Trương Định.
Theo ông Hải, trong quá trình phát triển kinh tế, TPHCM luôn xác định cần phải gắn kết với các tỉnh. Ông đề nghị các doanh nghiệp, các hội ngành nghề của TPHCM quan tâm tìm hiểu để kết nối các cơ hội hợp tác phát triển, mở rộng thị trường các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ. Xem đây vừa là cơ hội để phát triển cho chính doanh nghiệp mình, vừa góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa TPHCM với các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ.
Ông Hải đề nghị Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM tiếp tục làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành của các địa phương vùng Duyên hải Trung bộ để cùng hỗ trợ, kết nối với các doanh nghiệp của TPHCM và doanh nghiệp các tỉnh để nắm bắt thông tin nhu cầu hợp tác, đầu tư vào các lĩnh vực, dự án đang thu hút.
“Mỗi một cơ hội được mở ra, một biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư được ký kết đều góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH của từng địa phương nói riêng và cả vùng nói chung”, ông Hải nói đồng thời cũng đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp TPHCM cũng như doanh nghiệp vùng Duyên hải Trung Bộ trong quá trình tìm hiểu phát triển ở các địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn phát biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Trương Định.
Tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho hay, địa phương tập trung mời gọi các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh... trên 7 lĩnh vực như nông, lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp; dịch vụ cảng và logistics; du lịch; kinh tế đô thị; y tế, giáo dục và công nghệ thông tin.
Tỉnh Bình Định cam kết sẽ hỗ trợ nhà đầu tư từ việc hình thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đến xây dựng dự án và triển khai hoạt động nhanh chóng, hiệu quả...
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển ít nhất 2 đô thị tầm châu Á 07/05/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TPHCM 12/09/2024 Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi: 'Không được làm lu mờ tính liên kết vùng' 22/07/2023Kinh tế
Phó Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về vốn đầu tư công
Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
Đăng thảo luận