(NLĐO) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Ngày 16-7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại khoảnh 5, tiểu khu 329, xã Cà Dy, huyện Nam Giang.

 Quảng Nam chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ phá rừng Báo Người Lao Động phản ánh 第1张

 Quảng Nam chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ phá rừng Báo Người Lao Động phản ánh 第2张

14 cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian dài

Theo công văn, ngày 11-7, Báo Người Lao động có bài viết "Phát hiện vụ phá rừng rất nghiêm trọng tại Quảng Nam", qua kiểm tra bước đầu của Chi cục Kiểm lâm, phát hiện tại khoảnh 5, Tiểu khu 329 có 14 cây gỗ bị khai thác trái pháp luật, khối lượng gỗ còn tại hiện trường hơn 95,7 m3.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Giang khẩn trương tiếp nhận hồ sơ vi phạm và điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đối với vụ phá rừng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nam Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Giang trong việc điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ vụ án để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

 Quảng Nam chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ phá rừng Báo Người Lao Động phản ánh 第3张

 Quảng Nam chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ phá rừng Báo Người Lao Động phản ánh 第4张

Theo nhận định của UBND xã Cà Dy thì rừng đã bị phá khoảng 2-3 năm trước

Bên cạnh đó, kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định…

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, cuối tháng 4 vừa qua, UBND xã Cà Dy phát hiện khu rừng gỗ nghiến tại khoảnh 5, Tiểu khu 329 có 14 cây gỗ bị khai thác trái pháp luật. Đây là những cây gỗ cổ thụ, có tuổi đời cả trăm năm.

Nghiến là loại gỗ thuộc nhóm IIA (danh mục nguy cấp, quý, hiếm), chặt hạ từ 5 m3 gỗ trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong vụ phá rừng này, khối lượng gỗ bị chặt hạ lên tới hơn 95 m3, cho thấy mức độ rừng bị phá hết sức nghiêm trọng.