Hôm 6/8, Kaylough vừa bắt đầu ca làm bồi bàn tại một nhà hàng trên phố Gemmayze đông đúc ở phía đông Beirut thì đột nhiên giật mình vì tiếng nổ lớn.
Đối với thanh niên 26 tuổi, tiếng nổ ngay lập tức gợi lại ký ức về vụ nổ lớn ở cảng Beirut năm 2020, khiến anh vô cùng sợ hãi rằng thành phố này gặp tai nạn tương tự hoặc bị tấn công.
Nhưng khi anh chạy ra khỏi nhà hàng, một người đàn ông từ cửa hàng gần đó chặn anh lại và giải thích rằng Beirut không bị đánh bom. Kaylough mới nhận ra đó là tiếng nổ siêu thanh, nghe ầm ầm như sấm sét do một vật thể di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh gây ra.
Máy bay phản lực của Israel liên tục tạo ra những âm thanh như vậy trên bầu trời Li-băng từ ngày 7/10 năm ngoái, sau cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel. Âm thanh ầm ầm trên bầu trời Beirut hôm 6/8 vừa qua là tiếng nổ lớn nhất từng được nghe thấy trong thành phố, một số cư dân nói với Al Jazeera.
Kaylough cho biết đây là lần đầu tiên anh nghe thấy tiếng nổ siêu thanh từ khi Israel tạo ra những âm thanh như vậy ở nhiều khu vực khác của đất nước.
“Tiếng nổ thật kinh hoàng và tôi thực sự nghĩ rằng chúng tôi đang bị tấn công. Tôi đã đội mũ, cầm túi và sẵn sàng đóng cửa hàng”, Kaylouh nói với Al Jazeera.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, lực lượng Hezbollah ở Li-băng và Israel liên tục xảy ra giao tranh cường độ thấp ở khu vực biên giới. Tình hình leo thang tuần trước, khi Israel thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố ven biển Sidon, cách biên giới phía nam của Li-băng khoảng 50km, giết chết quan chức cấp cao Hamas Samer al-Hajj.
Trong suốt cuộc xung đột ở Dải Gaza, Israel liên tục tạo ra tiếng nổ siêu thanh bằng máy bay phản lực bay trên bầu trời Li-băng. Các nhà phân tích cho rằng đây là cách đe dọa khiến người dân hoảng sợ.
Tiếng nổ hôm 6/8 xảy ra chỉ 2 ngày sau lễ tưởng niệm vụ nổ tại cảng Beirut ngày 4/8/2020, tàn phá nhiều vùng rộng lớn của Beirut, khiến hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Vụ nổ xảy ra do hỏa hoạn ở nhà kho cất trữ chất amoni nitrat dễ cháy.
Lawrence Abu Hamdan, một chuyên gia về âm thanh và là người sáng lập tổ chức Earshot, cho rằng sử dụng tiếng nổ siêu thanh là một phần của chiến tranh tâm lý mà Israel thực hiện đối với người dân Li-băng.
Abu Hamdan cho biết, kể từ cuộc chiến tranh 34 ngày giữa Hezbollah-Israel năm 2006, Israel thường xuyên vi phạm không phận Li-băng bằng máy bay chiến đấu để đe dọa dân thường.
“Kể từ lệnh ngừng bắn năm 2006, đã có hơn 22.000 lần Israel vi phạm không phận Li-băng. Chỉ tính riêng năm 2020 đã có hơn 2.000 vụ vi phạm mà Hezbollah không phản ứng”, Abu Hamdan nói với Al Jazeera.
Abu Hamdan tin rằng kể từ tháng 10 năm ngoái, Israel sử dụng tiếng nổ siêu thanh như một "lời nhắc nhở bằng âm thanh rằng (Israel) có thể biến Li-băng thành Dải Gaza bất cứ lúc nào".
Tình hình khu vực Trung Đông hiện nay đang cực kỳ căng thẳng, khi Iran và các lực lượng đồng minh, trong đó có Hezbollah, được cho là sắp tấn công trả thù Israel vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran và vụ tấn công của Israel vào khu vực ngoại ô thủ đô của Li-băng hồi cuối tháng 7.
Hezbollah cho biết vừa thực hiện một đợt tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các vị trí quân sự ở miền bắc Israel.
Một điều có thể khiến Iran chấp nhận thôi trả thù Israel 09/08/2024 Israel làm những gì khi chờ Iran tung đòn trả đũa? 08/08/2024 Theo Al Jazeera Xem nhiềuThế giới
Tổng thống Zelensky nói Ukraine sắp kết thúc xung đột với Nga
Thế giới
Xung đột Nga - Ukraine ngày 23/9: Quân đội Ukraine xâm nhập một khu vực khác trên biên giới Nga
Người lính
Hạm đội Biển Đen Nga điều máy bay Su-30 tập trận
Thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Người lính
Đăng thảo luận