TPO - "Nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình”, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa nêu.

Thông điệp mạnh mẽ về chống lãng phí

Sáng 4/11, phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) bày tỏ sự nhất trí với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025 với rất nhiều thành tích nổi bật.

Trong đó, công tác chỉ đạo điều hành của Thủ tướng, các phó thủ tướng đã bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt, có định hướng giải quyết rõ ràng, chỉ rõ trách nhiệm từng cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp cho công tác này đạt hiệu quả.

 Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第1张

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định). Ảnh: QH

Đại biểu Hoa nhắc lại một số “điểm sáng”, điển hình như GDP ước cả năm đạt 6,8 - 7%, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tổng chiều dài đường bộ cao tốc cả nước đến nay hơn 2.000 km, đã rút ngắn thời gian hoàn thành cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cũng đề cập đến vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Gần đây nhất, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới được bổ sung nhiệm vụ mới về phòng, chống lãng phí.

​Đặc biệt, theo bà Hoa, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng.

“Có thể nói, đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội”, đại biểu đoàn Nam Định cho hay.

Theo đại biểu, bài viết của Tổng Bí thư đã đánh giá: “Lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”.

​Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

“Lâu nay, họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”, bà Hoa cho hay.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước không hiệu quả. Thực tế, còn có lãng phí về cơ hội và thời gian.

“Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người. Khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định: Thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp; bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, đất nước”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp bày tỏ.

“Bệnh thành tích”, “tư duy nhiệm kỳ"

Cũng theo đại biểu, lãng phí còn có nguyên do “bệnh thành tích”, “tư duy nhiệm kỳ”, “tư duy chủ quan” của một số cán bộ, muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động.

Tuy nhiên, do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nên một số dự án đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vừa qua, một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

 Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第2张

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận Quốc hội.

​Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, dù chế tài xử lý hành vi lãng phí đã ban hành, nhưng tính răn đe chưa cao. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, theo đại biểu, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

Bộ Luật Hình sự có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí. Cụ thể, Điều 179, quy định tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 - Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác như “Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”… Với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao.

"Nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình”, bà Mai Thị Phương Hoa cho hay.

 Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第3张 'Hiến kế' tăng tốc kinh tế, tinh gọn bộ máy, phòng chống tham nhũng, lãng phí 04/11/2024  Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第4张 Chống lãng phí: Quyết liệt, có địa chỉ 04/11/2024  Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第5张 Phương thuốc nào đặc trị ‘căn bệnh’ lãng phí? 04/11/2024 Luân Dũng Xem nhiều

Người lính

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2

Xã hội

Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện 'tàu ma' trên biển

Pháp luật

[CLIP]: Kinh hoàng đoàn xe phóng bạt mạng trên phố, tông tử vong người đi đường ở Hà Nội

Xã hội

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm

Nhịp sống phương Nam

Triều cường đạt đỉnh, người dân TPHCM chật vật di chuyển giữa mênh mông nước
Tin liên quan  Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第3张

'Hiến kế' tăng tốc kinh tế, tinh gọn bộ máy, phòng chống tham nhũng, lãng phí

 Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第7张

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải có địa chỉ chịu trách nhiệm liên quan các vụ việc lãng phí lớn'

 Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第8张

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

MỚI - NÓNG  Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第9张
2,35 triệu thanh niên hướng về Đại hội Hội LHTN Việt Nam TPHCM
Giới trẻ TPO - Sáng 4/11, Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã chính thức khai mạc tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM. Đại hội quy tụ 441 đại biểu thanh niên, đại diện cho hơn 2,35 triệu thanh niên thành phố mang tên Bác.  Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第10张
Lùm xùm dự án Bản Mồng: Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’
Kinh tế TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng - dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.   Nếu chống lãng phí thành công như tham nhũng, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới 第11张
Giá bất động sản nhiều nơi tăng thực hay tăng do thổi giá?
Địa ốc TPO - Chuyên gia kinh tế cho biết, quan sát thực địa tại một số vùng và các môi giới bất động sản thì tình hình thị trường không nóng sốt như các thông tin truyền thông và thị trường sang năm 2025 không lo sốt, có thanh khoản khá để người muốn bán thì bán được.