(NLĐO) - Thị trường lao động đã thực sự trở thành một phần quan trọng trong 5 lĩnh vực của nền kinh tế thị trường

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trong buổi làm việc với Cục Việc làm về việc triển khai một số nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, Cục Việc làm cần tập trung vào nhiệm vụ xây dựng thị trường lao động linh hoạt, ổn định, bền vững và bao trùm. Đây là nhiệm vụ chính của ngành lao động và cần phải điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng trong thị trường lao động.

Cùng với đó, Cục cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lao động và việc làm. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động để giảm thị trường lao động phi chính thức và tạo việc làm bền vữngnhằm phục vụ thị trường lao động. Nhưng để thị trường lao động phát triển tốt, cần chú trọng công tác đào tạo. Hai yếu tố này phải gắn kết chặt chẽ với nhau.

Bộ trưởng đề nghị Cục Việc làm quan tâm 5 vấn đề quan trọng:

Thứ nhất là vấn đề thị trường lao động: Cần xây dựng thị trường lao động linh hoạt, ổn định, bền vững và bao trùm. Đây là xương sống là công việc chính của ngành lao động. 

Vấn đề lao động việc làm hiện rất khác so với những năm trước, biến động nhanh, giao tiếp hợp đồng lao động, quan hệ lao động khác. Trước đây người lao động làm việc trong công trường, nhà máy, nay đã linh hoạt: ngồi trên xe cũng là lao động, vẫn làm việc, ngồi nhà cũng làm việc, không phải đến công sở.

Trong 5 chuyển đổi cùng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì có rất nhiều chuyển đổi: chuyển đổi không gian, chuyển đổi xã hội… thay đổi toàn bộ kết cấu xã hội và cơ cấu lao động. 

Một lao động có thể giao kết lao động 3 - 4 nơi với các quan hệ lao động khác nhau. Cục Việc làm phải dự đoán được điều đó, thông tin và tham mưu được điều đó cho lãnh đạo.

 Giảm lao động ở khu vực phi chính thức bằng cách nào? 第1张

Đào tạo cần phải gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động để giảm thị trường lao động phi chính thức và tạo việc làm bền vững

Thứ hai là tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lao động, việc làm, gắn chặt giữa lao động việc làm với đào tạo. Đào tạo ra để phục vụ thị trường nhưng muốn thị trường tốt thì phải đào tạo, hai phải là một. 

Bên cạnh đó, đào tạo phải gắn với cung cầu, thị trường, sử dụng lao động. Đấy chính là khâu đột phá của đào tạo, mục đích để giảm nhanh thị trường lao động phi chính thức, việc làm thỏa đáng và bền vững.