Người dân cần ứng phó trước các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến thay đổi liên tục 第1张 Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong bối cảnh lừa đảo ngày càng tinh vi, khó lường với các hình thức được các đối tượng thay đổi thường xuyên, liên tục tạo ra các “biến tướng” việc tuyên truyền để người dùng nhận diện và biết cách phòng tránh với từng hình thức lừa đảo là chưa đủ, quan trọng hơn là cần trang bị kỹ năng phòng tránh, cách ứng phó khi gặp tình huống lừa đảo.

Cục An toàn thông tin cũng cho biết thời gian gần đây các vụ lừa đảo mạo danh đều gia tăng mạnh mẽ. Dưới đây là những thủ đoạn lừa đảo trong thời gian gần đây người dân cần hết sức chú ý và trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cần thiết.

Mạo danh người nổi tiếng để lừa đảo

 Người dân cần ứng phó trước các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến thay đổi liên tục 第2张

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các đối tượng đã mạo danh nhiều người nổi tiếng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nghệ sĩ Xuân Bắc, ca sĩ Tóc Tiên,... sử dụng hình ảnh và thông tin đã bị cắt ghép, chỉnh sửa của họ để đưa nội dung sai lệch, quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.

Với hình thức giả mạo thương hiệu, giả mạo người nổi tiếng kể trên, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là tạo nhiều trang fanpage, website giả mạo rất tinh vi, có giao diện và tên miền gần giống với các trang chính thống.

 Người dân cần ứng phó trước các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến thay đổi liên tục 第3张 Người dân cần ứng phó trước các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến thay đổi liên tục 第3张

Cảnh giác với những hình thức lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra những cảnh báo về một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện như giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh hay ứng dụng bảo mật giả mạo.

Để tăng mức độ uy tín, các đối tượng lừa đảo còn tạo ra các tài liệu, quảng cáo, hoặc sản phẩm với tên và logo của thương hiệu uy tín, đồng thời cắt ghép hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng.

Khuyến cáo người dùng cẩn trọng trước những bài đăng, thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin cũng khuyên người dùng cần tạo thói quen kiểm tra tính xác thực của thông tin và người bán.

Người dân cũng cần tìm kiếm thông tin về nghệ sĩ hoặc thương hiệu trên website chính thức hoặc các nguồn tin cậy để xác minh sự hợp pháp của các sản phẩm được quảng cáo, đồng thời không truy cập vào các đường dẫn lạ, không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc và không cung cấp thông tin cá nhân.