Trong tiếng La tinh từ Venice có nghĩa là tình yêu. Đó là lý do tại sao thành phố này được gọi là thành phố tình yêu. Hơn nữa, khi đặt chân lên thành phố này, du khách đã thấy sự lãng mạn len lỏi vào trong từng ngõ ngách, từng ngôi nhà, góc phố. Ngoài ra Venice còn được gọi bằng những cái tên: thành phố nổi, thành phố trên nước, thành phố của những chiếc thuyền gondola.
Cầu đá Rialto trên kênh Grand Canal.
Giữa biển Adriatique và thành phố Venice được phân cách bởi một dải đất hẹp dài 12 km, nó vừa là con đê chắn sóng, vừa là nơi tắm biển tuyệt vời. Trong thành phố có khoảng 200 con kênh ngang dọc chia cắt thành phố thành những khu vực khác nhau và được nối với nhau bởi 400 cây cầu bắc qua những con kênh đó, rất thuận lợi cho việc đi lại trong thành phố và tạo cho thành phố vẻ đẹp không nơi nào có. Trong số 200 con kênh, có con dài tới 3.800 m, đó là kênh Lớn (Grand Canal), là huyết mạch giao thông chính của Venice. Con kênh này ngăn đôi thành phố thành hai nửa không bằng nhau, trên con kênh này có 3 cây cầu bắc qua. Một trong 3 cây cầu đó là cầu Rialto rất nổi tiếng, cầu dài 48 m, cao 7,5 m, nối hai quận San Marco và San Polo, được xây năm 1588 và hoàn thành năm 1591, do kiến trúc sư Antonio da Ponté thiết kế. Cấu trúc cầu là một vòm đá nguyên khối, gồm một nhịp nối liền hai hòn đảo lớn. Tất cả những cây cầu này đều là những công trình nghệ thuật quý giá có từ thời cổ xưa. Venice là thành phố duy nhất ở châu Âu và cả trên thế giới, ngay cả thời đại @ mà Venice vẫn không cho lưu hành ô tô, xe máy và các loại xe cơ giới. Phương tiện giao thông chính của thành phố là những con thuyền đi lại tấp nập trên các con kênh đan xen, chằng chịt khắp thành phố, tạo nên nét đặc biệt không nơi nào có. Trong đó thuyền gondola là loại thuyền truyền thống đặc trưng của Venice, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc vận chuyển. Nó là phương tiện di chuyển chính ở Venice, đặc biệt được du khách ưa thích và nó gần như là một biểu tượng du lịch của Italia.
Thuyền gondola là loại thuyền cổ, thon dài. Hình ảnh những con thuyền gondola với những cô gái khua nhẹ mái chèo, thuyền lững lờ trôi, khiến du khách bâng khuâng, nhung nhớ. Ngồi trên con thuyền gondola đang lướt nhẹ trên những dòng kênh nước trong xanh, du khách có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc lộng lẫy tọa lạc hai bên bờ kênh, đặc biệt trên kênh Lớn (Grand Canal), được mệnh danh là “đại lộ đẹp nhất thế giới”, sẽ mang đến cho du khách cảm giác choáng ngợp do không gian rộng lớn, cùng sự hào nhoáng của các công trình dọc hai bên bờ.
Các công trình kiến trúc trên đôi bờ kênh.
Ở trung tâm thành phố có Quảng trường Piazza Saint Marco và Quảng trường nhỏ Piazetta, xung quanh các quảng trường có nhiều lâu đài, cung điện, nhà thờ nguy nga lộng lẫy như Đại Giáo đường Saint Marco, được xây dựng vào thế kỷ XI, Điện Chấp chính được khởi dựng thế kỷ XIII, lâu đài các Pháp quan có từ thế kỷ XV - XVI, lầu chuông, tháp đồng hồ có từ thế kỷ XV.
Trong các lâu đài này còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao của các danh họa như Paolo Veronese (1628 - 1588), Titien (1490 - 1576) và Tintoretto (1518 - 1594). Đặc biệt đẹp nhất là nhà thờ Basilica có tuổi đời hơn 900 năm. Nhà thờ được thiết kế với mái vòm tinh xảo, bên trong được trang trí các họa tiết mosaic cổ điển, cùng các bức tranh khảm trên tường. Nhà thờ này có một hệ thống cửa sổ hứng ánh sáng tự nhiên chiếu vào lung linh, hài hòa, trông như một màn trình diễn đặc sắc phối hợp giữa con người và thiên nhiên.
Thời kỳ hoàng kim của Venice không còn nữa, nhưng Venice vẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Italia, đặc biệt cho ngành công nghiệp và ngành du lịch phát triển.
Lịch sử hình thành và phát triển của Venice đã phải trải qua những bước thăng trầm: Năm 697 SCN, với việc bầu vị thống lĩnh cộng hòa đầu tiên, Venice trở thành tiểu quốc gia trong đế quốc La Mã. Đồng thời liên minh với Lombardie chống lại người Pháp. Đến cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, Venice mở rộng ảnh hưởng, bắt đầu chinh phục bán đảo Istria và vùng Dalmatia (vùng Tây Bắc Nam Tư ngày nay) và giành được quyền ưu tiên về thương mại trong đế quốc La Mã vào năm 1082.
Đến thế kỷ XII, trong thế thượng phong, Venice đánh chiếm một số đảo ở vùng biển Egée như Sidon năm 1102, và Tyr năm 1123. Năm 1171, Venice gây chiến với đế quốc Đông La Mã, nhưng bị bại trận. Trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 4, Venice thương lượng với Thập tự quân để chiếm Zara và Constantinoble. Venice chiếm được Dyrrachium và quần đảo Ionie, các đảo Eubée, Rhodes và Crete cùng nhiều thương điếm khác.
Tháp chuông nhà thờ Thánh Mark.
Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, các thể chế thay đổi. Đại Hội đồng thành lập từ năm 1171, tự giải thể. Đại biểu nhân dân bị loại ra khỏi chính quyền. Cuối thế kỷ XIII, Thống lĩnh Cộng hòa không đảm nhiệm quyền hành pháp. Sau cuộc nổi dậy của Tiepolo năm 1310, thì không còn cuộc nổi dậy nào nữa.
Năm 1261, Michel VIII Paleologue lên ngôi Thống lĩnh, được thừa kế mọi đặc quyền của Venice. Năm 1291, sau cuộc chinh phục của người Hồi giáo ở Syria, Venice mất toàn bộ các thương điếm. Nhưng đến năm 1386, Venice lấy lại được Corfou và tiếp tục buôn bán với thế giới, mở rộng đến đất nước Trung Hoa...
Điểm đặc sắc nhất của Venice, hiếm nơi có là lễ hội hóa trang (lễ hội Venetian Carnavale) hay còn gọi Carnaval of Venice, được diễn ra vào tháng hai hoặc tháng 3 hằng năm và kéo dài khoảng 2 tuần. Lễ hội này có từ thế kỷ XII, được tổ chức để kỷ niệm ngày Giáo hội Công giáo. Nhưng đến thế kỷ XVIII, lễ hội này bị cấm, do những cuộc ăn uống bừa bãi, những cuộc ẩu đả lẫn nhau và nạn cờ bạc. Đến năm 1979, lễ hội Carnaval of Venice được phục hồi và trở thành một sự kiện nổi tiếng thế giới, thu hút hàng vạn du khách tham gia. Trong những ngày lễ hội, du khách có thể thấy những người mặc trang phục cổ của Venice, đeo những chiếc mặt nạ kinh dị, độc đáo.
Thời kỳ hoàng kim của Venice không còn nữa, nhưng Venice vẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Italia, đặc biệt cho ngành công nghiệp và ngành du lịch phát triển.
Tuy nhiên số phận của thành phố đang có nguy cơ bị đe dọa. Việc các đầm, phá ngày càng lấn dần vào đất liền, tầm rộng lớn của thủy triều, nạn ô nhiễm đá lẫn trong vôi, nạn chất thải của các nhà máy công nghiệp đều là tác nhân đe dọa di sản nghệ thuật của Venice. Sau nạn lụt ngày 4 tháng 11 năm 1966, gây thiệt hại lớn cho Venice, Chính phủ Italia đã quyết định chi một khoản tiền lớn cho việc sửa chữa, nâng cấp dưới sự trợ giúp của UNESCO. Venice là thành phố đã được UNESCO trước bạ vào Di sản Văn hóa thế giới năm 1987.
(Còn nữa)
Châu Âu du ký - Bài 6: Đâu là 'Venice phương Bắc'? 22/10/2024 Châu Âu du ký - Bài 5: Làng cổ Hallstatt - Miền cổ tích 21/10/2024 Châu Âu du ký - Bài 3: bratislava, thủ đô nằm ở biên giới 3 quốc gia 19/10/2024Phóng sự
Châu Âu du ký - Bài 6: Đâu là 'Venice phương Bắc'?
Phóng sự
Châu Âu du ký - Bài 5: Làng cổ Hallstatt - Miền cổ tích
Phóng sự
Còn ai nhớ nhà văn Nguyễn Thế Phương?
Phóng sự
Châu Âu du ký - Bài 3: bratislava, thủ đô nằm ở biên giới 3 quốc gia
Phóng sự
Đăng thảo luận
2024-12-10 08:05:21 · 来自171.10.174.201回复
2024-12-10 08:15:11 · 来自61.237.135.23回复
2024-12-10 08:25:19 · 来自121.76.116.39回复
2024-12-10 08:35:21 · 来自123.232.160.214回复
2024-12-10 08:45:29 · 来自123.233.129.207回复
2024-12-10 08:55:20 · 来自61.236.192.138回复
2024-12-10 09:05:21 · 来自36.59.194.196回复
2024-12-10 09:15:41 · 来自106.87.188.90回复
2024-12-10 09:26:17 · 来自182.82.151.209回复
2024-12-10 09:36:00 · 来自171.14.173.75回复
2024-12-10 09:45:51 · 来自121.77.80.182回复
2024-12-10 09:55:50 · 来自61.237.107.97回复
2024-12-10 10:05:41 · 来自171.14.139.200回复
2024-12-10 10:15:40 · 来自210.28.85.220回复